3 Phẩm Chất Nổi Bật Của Người Thành Công Sống Cùng Khiếm Khuyết

?Sống cùng những khiếm khuyết

Khi còn là một cô nhóc, một trong những khoảnh khắc yêu thích nhất của tôi là khoảng thời gian sau bữa tối, trước lúc đi ngủ một chút. Tôi thường cuộn tròn trên ghế sô-pha cạnh bên mẹ mình và bà ấy sẽ kể cho tôi nghe những câu chuyện về những con người tuyệt vời sống trong cuộc sống phi thường. Một trong những câu chuyện đó nói về người phụ nữ tên là Joni Eareckson Tada.

Joni là một cô gái trẻ hoạt bát và tràn đầy sức sống. Cô ấy rất yêu thể thao và thích việc cưỡi ngựa cũng như đi du lịch khắp nơi. Cô tận hưởng khoảng thời gian ấy cho đến khi cô 17 tuổi, khi một vụ tai nạn xe đã làm cô gãy đốt sống cổ. Joni bị liệt tứ chi từ phần vai đổ xuống khi cô còn trong độ tuổi còn quá trẻ. Liệt từ cổ trở xuống nên cô đã dành 2 năm vật vã cho cuộc sống và cố gắng điều trị chứng liệt của mình.

Cô gái trẻ Joni đã trải qua một thực tế khắc nghiệt, cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy sắc hồng, và chuyện ấy khiến cô cảm thấy cuộc sống dường như đã chấm hết. Thật sự tôi cho rằng cô ấy biết đó là dấu chấm hết. Tôi thậm chí cố gắng tưởng tượng cô ấy đã phải trải qua những gì nhưng quả thực tôi không thể. Tôi vẫn chưa thể hiểu được những khó khăn mà cô ấy đã trải qua gian khổ đến nhường nào. Những gì tôi nhớ là cô ấy đã vượt qua. Cô tiếp tục viết 14 quyển sách và thu âm hàng tá quyển album. Cô ấy đã trở thành tiếng nói cho những người khuyết tật. Có rất nhiều thứ là tôi trăn trở về Joni, và tôi hiểu được những phẩm chất ấy là điều vốn có hầu hết ở những người thành công đang phải trải qua cuộc sống khuyết tật.

?Ngừng xem mình là “nạn nhân”

Nó rất khó để trở nên thành công nếu mang trong mình hội chứng tâm lý nạn nhân (victim mentality). Khi tôi tìm hiểu về cuộc sống của Joni và của những người thành công khác, những người đang phải trải qua các dạng, mức độ khuyết tật khác nhau, tôi chú ý rằng ở họ không hề có sự thương hại về bản thân. Họ hiểu được rằng cuộc sống của họ khác biệt và tìm kiếm những cách, phương hướng để giải quyết những hạn chế mà cuộc sống đã mang lại cho họ. Với Joni, cô ấy đã học được cách viết chữ bằng miệng.

?Nắm giữ quyền lực cao hơn

Ở những con người đáng kinh ngạc này có một quyết tâm vô cùng mãnh liệt để thành công, và điều này dường như xuất phát từ sâu thẳm bên trong họ. Chính niềm tin ấy đã níu Joni lại khi cô ấy mất hết hy vọng. Không gì ngạc nhiên khi Joni không phải là người khuyết tật duy nhất minh chứng cho sự cần thiết của niềm tin mãnh liệt. Helen Keller là một cá nhân khác đã trải qua những khó khăn lớn để đạt được thành công. Cô là người khiếm thị và khiếm thính đầu tiên đạt được tấm bằng đại học, và cô ấy cũng đã viết một cách cởi mở về niềm tin của mình.

?Nhận lại

Một điểm chung khác của những người thành công sống cùng với khuyết tật là nhu cầu được nhận lại. Họ đã trải qua cuộc sống không hề có chút cảm giác được hưởng lợi nào, và kể cả khi trở thành những nhà hoạt động xã hội quyết liệt và ủng hộ người khác. Thái độ này được tóm gọn trong câu nói nổi tiếng của Helen Keller: “I am only one, but still I am one; I cannot do everything, but still I can do something; I will not refuse to do the something I can do.”

Sống cùng khiếm khuyết đã đem đến cho con người ta dũng khí và cần những người phi thường với những tinh thần tuyệt vời để vượt qua những khó khăn đáng kinh ngạc và trở nên thành công trong cuộc sống. Joni Eareckson Tada là hiện thân của những người như vậy.

__________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Theo: everydaypower.com
  • Người dịch: Nguyễn Quỳnh Anh
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Quỳnh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66781

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER