4 Lý Do Khiến Bạn Gặp Khó Khăn Với Động Lực Tại Nơi Làm Việc

Bạn đang gặp khó khăn với động lực làm việc phải không? Trong suốt hơn hai mươi năm trong sự nghiệp làm quản lý và điều hành những hội nhóm ở nơi làm việc. Tôi đã nhận ra rằng việc thường xuyên gắn kết những thành viên rất quan trọng để phát triển trong công việc và xây dựng một sự nghiệp bền vững. Hàng triệu người tại nơi làm việc của họ đang lãng phí vào một ngõ cụt trên con đường sự nghiệp của mình vì họ không có được động lực cho công việc đó.

Áp Lực Công Việc Là Gì? Làm Thế Nào Để Vượt Qua Áp Lực?

Theo công ty Gallup, cứ 10 người lao động Mỹ thì chưa đến ba người thật sự được gắn kết (nghĩa là cảm xúc và cá nhân kết nối với những mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức). Việc đó giống như hình ảnh này. Số ô tô ở bãi đậu xe nhân viên mà bạn thấy 70% là do họ không muốn đi làm. (Trên toàn cầu con số đó là 87%)

Cục thống kê lao động Mỹ chỉ ra rằng trung bình 2,5 triệu người lao động nghỉ việc MỖI THÁNG. Với việc đang điều hành doanh nghiệp của mình và quản lý nhiều nhóm công ty trong suốt nhiều năm, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng không có gì khiến các chủ doanh nghiệp nhỏ và các người giám đốc điều hành thức trắng đêm bằng việc nhân lực cứ ngày càng sụt giảm cả. Việc mất đi nhân viên gây những tổn thất nặng nề đến hiệu quả hoạt động, tính thống nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ, sự hài lòng của nhân viên và trải nghiệm của khách hàng. Nếu không được kiểm soát, những điều này có thể dễ dàng nhấn chìm doanh nghiệp theo thời gian.

Hầu hết các bài viết đều tiếp cận vấn đề này dưới khía cạnh những gì mà các nhà tuyển dụng có thể sửa chữa. ( Và có rất nhiều vấn đề ở nơi làm việc nằm trong tầm kiểm soát của các cấp quản lý). Tuy nhiên điều đó tiềm ẩn những rủi ro nhỏ mà bạn không thể kiểm soát được. Vì thế, tôi muốn giải quyết những điều bạn có thể kiểm soát vì chúng liên quan và có thể thay đổi sự nghiệp của bạn. Điều này bắt đầu bằng việc giải quyết những thứ đến từ bên trong bản thân bạn. Tôi đã quan sát thấy có 4 đặc điểm chung trong việc động lực bị bóp nát trong công việc: việc thiếu nhận thức xung quanh những quyết định mà bạn đưa ra trong sự nghiệp của mình, sự thiếu kiên nhẫn, sự thất vọng và quyền. Đầu tiên, hãy đến với những quyết định mà bạn đưa ra trong sự nghiệp của minh.

Có những khoảng thời gian khi chọn rời khỏi một công ty là một lựa chọn chính xác. Tuy nhiên, tôi có thể cam đoan với bạn rằng đó không phải là 70 đến 87% khoảng thời gian đó trên khắp trái đất này đến từ việc mọi người mất đoàn kết cả về thể chất lẫn tinh thần ở nơi làm việc. Đừng chắc chắn rằng phần lớn đến từ sếp của bạn. Một phần của vấn đề này cũng nằm ở những quyết định mà bạn đang chọn trong sự nghiệp. Đây là những câu hỏi có thể giúp bạn đánh giá việc nhận thức của bạn như thế nào về những quyết định của mình trong sự nghiệp.

  • Những lý do mà bạn quyết định tham gia vào công việc này trong lần đầu tiên?
  • Những gì đã thay đổi so với trước?

Hãy suy nghĩ về việc bạn sẽ trả lời những câu hỏi này như thế nào. Còn bây giờ hãy quyết định cuộc phỏng vấn trong việc tuyển dụng. Những câu hỏi nào mà bạn có thể đã hỏi trong suốt quá trình phỏng vấn để làm rõ những gì bạn đang đối mặt trong công việc này ngay bây giờ? Tại sao bạn lại hỏi những câu đó? Thông thường mục đích hỏi của chúng ta trong suốt quá trình phỏng vấn này là để được nhận vào làm so với việc thấu hiểu công ty. Được xây dựng trên nghiên cứu của Leigh Burnham đến từ học viện Saratoga với 19,700 lượt nghỉ việc của những cuộc phỏng vấn, anh ta đã tìm ra rằng 35% công nhân Mỹ xin nghỉ việc trong vòng 6 tháng đầu tiên. Và hơn 6 trên 10 lượt nghỉ việc là do của sự bất ngờ sau khi được thuê vào làm.

Vì vậy nếu bạn muốn tránh khỏi những việc không thể lường trước của việc đối mặt với sự mất gắn kết ở chỗ làm, hãy tìm hiểu về công việc của bạn trước khi đưa ra một quyết định. Hãy chuẩn bị cho một cuộc tuyển dụng. Và nhớ rằng một cuộc phỏng vấn là một quyết định. Bạn nên hỏi nhiều câu hỏi nhất có thể cho nhà tuyển dụng. Một công việc là một mối quan hệ. Hãy chắc chắn rằng khi bạn đã nói câu “ tôi làm”  bạn hiểu rõ bạn đang làm việc cho ai và làm những gì.

Lý do thứ hai tôi thấy mọi người gặp rắc rối với việc mất đoàn kết đó là sự thiếu kiên nhẫn. Một trong những tổn thất lớn nhất cho công việc của sự mất kiên nhẫn trong nơi làm việc đó chính là làm với thái độ hời hợt. Khi việc này xảy ra, những bánh xe của sự thăng tiến bị rơi từ một phía.

Đối phó với người thiếu kiên nhẫn – VLOS

Đây cũng là một trong những kết quả của những điều mà chúng ta đã bỏ qua trong quá trình phỏng vấn hoặc là một sự thiếu chủ động trong giao tiếp của lãnh đạo. Đây là một số câu hỏi trong suốt quá trình tuyển dụng mà chúng ra nên hỏi để giúp định lượng được những kỳ vọng về sự phát triển sự nghiệp:

  • Việc phát triển sự nghiệp ở trong doanh nghiệp này nhìn như thế nào? Và có những hướng đi nào tôi có thể làm trong khoản thời gian ở đây?
  • Bạn có thể cho tôi một minh chứng thực tế rằng người nào bắt đầu làm việc từ vị trí của tôi có được sự phát triển trong khoảng thời gian làm việc ở đây không? Tôi có thể nói chuyện với họ được không?
  • Khung thời gian thực thế là bao lâu cho loại mục đích công việc mà tôi đang tìm kiếm trong khoảng thời gian làm việc ở tổ chức này?

Trong hơn mười năm làm về phỏng vấn, tôi chưa bao giờ bắt gặp một trong những câu hỏi này. Không một câu nào. Vậy mà trong cùng một khoảng thời gian đó tôi đọc được rất nhiều những đơn phỏng vấn với lý do nghỉ việc là cho thiếu sự thăng tiến ở trong công ty. Dù bạn là người mới hay có thâm niên trong nghề, việc có được câu trả lời cho những câu hỏi trên giúp bạn tạo ra được những hình dung thực tế về những gì sắp xuất hiện. Và quan trọng hơn hết, khung thời gian và những hành vi sẽ làm điều đó.

Lý do thường gặp thứ ba mà tôi quan sát thấy dẫn đến việc mất đoàn kết đó là sự thất vọng. Việc này thường xảy đến khi chúng ta không nhận được những gì chúng ta kỳ vọng rằng chúng ta đáng được nhận. Những nguyên nhân điển hình cho việc này là sự sai sót trong suy nghĩ rằng một nơi làm việc là cái thang của mọi người. Điều đó không đúng. Đó là hình kim tự tháp. Mỗi bước trong sự nghiệp không dẫn đến một cấp bậc cao hơn. Giống như kim tự tháp, đó thường là nhiều viên gạch ở mỗi cấp bậc điều phải được làm vững trước khi đặt một viên gạch lên một bậc kế tiếp. Điều này có nghĩa là mỗi bước trong sự nghiệp sẽ đặt những viên gạch ở phía bên hông và phía sau ở một vị trí đẹp nhất làm nền móng cho sự thăng tiến sau này của bạn.

Bạn nên làm gì khi thất vọng về một vị trí mới

Ngày nay, những công ty thường làm thỏa mãn bằng các cấp bậc hơn hồi trước. Nóc của những căn nhà gần như thẳng hàng như đường thẳng với nền. Dẫn đến, những công việc “cấp bậc cao hơn” càng ít đi. Và hàng chờ của những điều đó ngày càng dài ra. Vậy bạn có thể làm gì? Đầu tiên, tìm những con đường mà đi lên. Tiếp theo, thuần thục những điều cơ bản trong công việc mà làm bạn nổi bật. Cuối cùng, ghi lại những bước đi này không chỉ là định nghĩa duy nhất cho việc thăng chức. Tiếp cận những quyết định trong sự nghiệp của bạn với sự hiểu biết của sự thăng tiến chứ không phải là sự thăng chức, nhưng vẫn bao gồm sự phát triển. Luôn luôn tìm kiếm những cơ hội học hỏi. Những kỹ năng chuyên sâu hơn thường đi kèm những cơ hội sâu sắc hơn.

Đặc điểm tiêu biểu thứ 4 gây ra trở ngại cho sự đoàn kết tại nơi làm việc là quyền của mỗi cá nhân. Tất cả chúng ta đều đấu tranh vì điều này ở một thời điểm nào đó. Đối với những người mới bắt đầu công việc chúng ta có xu hướng cảm thấy rằng chúng ta phải làm nhanh hơn và kiểm soát nhiều hơn vì bằng cấp và nền tảng của chúng ta chưa có. Trải qua một khoảng thời gian làm việc chúng ta cảm thấy rằng vì chúng ta đã cống hiến cho công ty nên chúng ta có quyền nhiều hơn. Tuy nhiên, sự trung thành không chỉ được đánh giá qua khoảng thời gian ở tổ chức. Một phần quan trọng của sự trung thành đó là thái độ gắn kết với công ty.

Hãy xét theo phương diện cá nhân. Hãy nghĩ đến một người mà bạn biết LUÔN LUÔN tiêu cực hoặc mất đoàn kết. Đây là những người mà chúng ta luôn cố tránh. Bạn không muốn ở xung quanh quá lâu vì không khí sẽ ngột ngạt. Việc này không thành vấn đề mặc dù bạn có biết họ 20 năm rồi đi chăng nữa. Những loại người đó không giúp bạn trở nên tốt hơn hoặc vui vẻ hơn. Nơi làm việc cũng vậy. Một người quản lý sẽ không muốn đầu tư quá mức vào bạn nếu bạn không tích cực gắn kết với họ hoặc mục tiêu của tổ chức.

Vì vậy, nếu bạn muốn nổi bật ở thời đại này, hãy gắn kết. Thật hiếm thấy khi ở nơi công sở ngày nay, một động lực kiên định có thể là một lợi thế cạnh tranh trong nghề cho bạn. Và dù là người mới hay cũ, điều này sẽ làm cho bạn trở thành một tài sản quý giá của công ty.

___________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: everydaypower.com
  • Người dịch: Phạm Nguyễn Thế Nguyên
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Nguyễn Thế Nguyên – Nguồn iVolunteer Vietnam”

     

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=65044

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER