7 Phương Pháp Ghi Chú Hiệu Quả
Vì vậy, thái độ tạo ra sự khác biệt và logic này có thể được áp dụng cho cả những chủ đề bạn không quan tâm. Tất cả những gì bạn cần làm là có một thái độ tích cực, chú ý và học với một hoặc hai người bạn cùng lớp.
?Chuẩn bị trước khi đến lớp
Đầu tiên, nếu bạn tham gia một buổi học chính thức, bạn cần chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Một nghiên cứu của Spies và Wilkin nhận thấy rằng những sinh viên luật nghiên cứu một vụ án pháp lý trước khi đến lớp thể hiện sự hiểu sâu sắc về bài học hơn những người khác.
Điều này sẽ mang lại lợi ích cho bạn vì bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc hiểu những khía cạnh khó hơn của một chủ đề thay vì tiếp thu thông tin bị động.
?7 phương pháp ghi chú hiệu quả
Trong cơ sở dữ liệu công khai của Đại học Miami, có một khóa học phác thảo việc ghi chú và lắng nghe tích cực. Những phương pháp cụ thể này là một số phương pháp phổ biến hơn để ghi chép một cách hiệu quả.
?Phương pháp lập dàn ý
Phương pháp này được sử dụng vì sự đơn giản và là một trong những phương pháp ghi chú đơn giản nhất. Bất kỳ ai cũng có thể chọn phương pháp này và sử dụng nó mà không gặp vấn đề nào.
Khi sử dụng phương pháp này, ý tưởng là chọn bốn hoặc năm ý chính sẽ được đề cập trong một bài học cụ thể. Dưới mỗi ý chính đó, bạn sẽ viết những ý phụ chi tiết hơn dựa trên những gì đang được thảo luận về các chủ đề đó.
Ưu điểm của phương pháp ghi chú này là nó sẽ không làm bạn bị choáng ngợp. Nhưng bạn cần chú ý rằng trong trường hợp tiếp cận này, nếu bạn biết những gì đang thảo luận, bạn sẽ tập trung vào những khía cạnh quan trọng của chủ đề đó hơn là tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Những trường hợp có thể sử dụng phương pháp này:
- Bạn muốn ghi chú của mình được sắp xếp ngay từ đầu
- Để xem mối quan hệ giữa chủ đề chính và chủ đề phụ
- Bạn muốn chuyển ý thành câu hỏi để tự kiểm tra sau này
?Phương pháp Cornell
Được phát triển vào những năm 1950 bởi Đại học Cornell, đây là phương pháp ghi chú phổ biến nhất hiện nay. Trên thực tế, phương pháp lập dàn ý có thể được lấy cảm hứng từ phương pháp này bởi vì giữa chúng khá tương đồng.
Với phương pháp này, bạn sẽ vẫn sử dụng những ý chính nhưng nó sẽ đi sâu hơn vào phương pháp tổ chức. Một trang giấy sẽ được chia làm ba phần:
- Một cột hẹp được gọi là “ gợi ý”
- Một cột rộng hơn cho những ghi chú thực tế của bạn
- Một bản tóm tắt ở dưới cùng
Phần gợi ý là phần mà bạn điền vào các ý chính, con người, câu hỏi có thể xuất hiện trong bài kiểm tra và có thể nhiều hơn. Phần này để giúp bạn ghi nhớ những chủ đề và ý tưởng hớn.
Phần ghi chú được dành để mở rộng và giải thích những gợi ý. Bạn có thể tóm tắt chúng ở một mức độ nào đó bằng cách sử dụng các tiêu đề. Khi đi sâu vào các chi tiết cụ thể, bạn có thể thụt lề và sử dụng hệ thống đánh số, cả số la mã, số hoặc chữ cái.
Phần tóm tắt là phần bạn sẽ viết cuối cùng để tóm tắt tất cả thông tin trong một hoặc hai câu rõ ràng. Hãy để phần tóm tắt và gợi ý đơn giản vì vở ghi chú là nơi bạn có thể thấy những thông tin chi tiết.
Phương pháp sẽ rất tuyệt nếu bạn:
- Muốn ghi chú được khoa học hơn để xem lại dễ dàng hơn.
- Muốn rút ngắn các ý tưởng và khái niệm một cách nhanh chóng.
?Phương pháp sơ đồ tư duy
Lập sơ đồ tư duy là một phương pháp hiệu quả đối với các môn học có các chủ đề đan xen hoặc các khái niệm phức tạp và trừu tượng. Hóa học, lịch sử và triết học là những ví dụ mà để phương pháp này tỏa sáng.
Việc sử dụng bản đồ là để hỗ hỗ trợ trực quan mọi chủ đề có liên quan với nhau. Nó cũng cho phép bạn đi vào chi tiết về các ý tưởng hoặc chủ đề cụ thể. Lấy ví dụ về “Cách mạng Pháp”
Đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu với khái niệm đó ở trung tâm và sau đó bắt đầu phân nhánh dẫn đến các sự kiện và những người đã châm ngòi cho cuộc Cách mạng Pháp.
Bạn có thể bắt đầu với những ý tưởng chung có tính bao quát. Sau đó trong suốt buổi học hoặc khi bạn xem xét lại, bạn có thể thêm những khái niệm phụ vào nhánh đó. Những thứ như ngày tháng năm, sự kiện hỗ trợ, khái niệm mà bạn thấy giữa con người và sự kiện.
Điều đáng nói là phương pháp này không chỉ áp dụng cho những loại chủ đề đó. Bất kỳ loại chủ đề nào bạn có thể chia thành nhiều ý khác nhau cũng có thể hữu ích.
Phương pháp này sẽ rất hữu ích cho:
- Người học trực quan gặp khó khăn với việc học qua ghi chú
- Dành cho người cần ghi nhớ và kết nối các mối quan hệ, và các sự kiện theo chủ đề.
?Phương pháp Flow-note
Được thảo luận trong một bài đăng của Đại học Info Geek, phương pháp này dành cho những ai muốn tối đa hóa việc học chủ động trong lớp học và tiết kiệm thời gian ôn tập.
Ý tưởng của phương pháp Flow-note là coi bạn như một sinh viên chủ động hơn là bị động chép lại từng từ một. Trong phương pháp này, bạn sẽ ghi nhanh các chủ đề, sau đó bắt đầu vẽ mũi tên, vẽ nguệch ngoạc, sơ đồ và đồ thị để thể hiện được ý tưởng chung .
Phương pháp này sẽ giúp hình thành các liên kết và kết nối ở các lĩnh vực hoặc chủ đề khác nhau. Nếu có một số thông tin nhắc bạn về một thông tin hoặc dữ kiện khác, hãy ghi chú lại.
Điểm nổi bật của phương pháp này là nó sẽ giúp ích cho việc học của bạn tại một thời điểm, nhưng sau này bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi xem lại bài học. Vậy nên, bạn nên kết hợp phương pháp khác được đề cập ở trên.
?Phương pháp câu
Đây là một phương pháp đơn giản và là một phiên phản nhẹ nhàng hơn phương pháp Flow-note. Ý tưởng của phương pháp này được dựa trên sự đơn giản. Bạn có thể ghi lại tất cả mọi thứ tốt nhất trong khả năng của bạn. Nếu bạn viết bằng tay, bạn chắc chắn sẽ bỏ sót một vài ý. Trên máy tính, bạn có thể theo kịp, tuy nhiên, bạn vẫn có thể phải đối mặt với những trở ngại nhất định.
Dù có những nhược điểm nhưng phương pháp này vẫn có những ưu điểm. So với những phương pháp khác, cách ghi chú này cung cấp nhiều chi tiết và thông tin nhất để bạn có thể xem lại:
- Bạn vẫn có thể rút gọn bằng cách trình bày các điểm chính.
- Đơn giản hóa các ghi chú để bạn có thể nghiên cứu và xem lại.
?Phương pháp vẽ biểu đồ
Ghi chú biểu đồ theo phương pháp Cornell và chia trang giấy làm ba phần. Tương tự phương pháp sơ đồ tư duy, phương pháp này giúp bạn liên kết các mối liên hệ và sự kiện giữa các chủ đề với nhau.
Phương pháp này có vẻ lười biếng hơn những phương pháp được đề cập ở trên nhưng nó sẽ phù hợp với những người muốn làm nổi bật các phần thông tin quan trọng của chủ đề và muốn tổ chức các sự kiện để dàng xem xét.
?Viết lên slides
Phương pháp cuối cùng là một chiến lược cho những ai không muốn ghi chép nhiều. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong các lớp học mà giảng viên sẽ chia sẻ slide mà họ đang sử dụng cho bài giảng của mình.
Cho dùng đó là tài liệu được phát ra hay được tải về trực tuyến, tất cả những gì bạn cần làm in ra và viết trực tiếp lên chúng.
Đây là một phương pháp tuyệt vời bởi vì nó loại bỏ những bận tâm chung về việc ghi chú. Vì các ý tưởng và khái niệm đã được thảo luận, vấn đề là phải mở rộng những ghi chú đó.
?Kỹ thuật ghi chú nào là tốt nhất?
Như bạn có thể thấy, mỗi phương pháp sẽ tốt trong mỗi trường hợp riêng của nó. Tùy thuộc vào bạn đang học những gì và sở thích của riêng bạn – mỗi phương pháp đều có lợi thế riêng của nó.
Bạn cũng cần lưu ý rằng mỗi người học và nghiên cứu theo một cách khác nhau. Vì vậy, hãy xem xét cách bạn nghiên cứu và học tập để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.
——————————————————————————————-
- Tác giả: Leon Ho
- Link bài gốc: TẠI ĐÂY
- Dịch giả: Tường Vi – CTV ban Nội dung
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Tường Vi – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=46013
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com