5 Rào Cản Tâm Lý Mà Những Người Cực Kì Thành Công Phá Vỡ
5. Nỗi sợ thất bại.
Bạn cũng có thể thích những trích dẫn Tâm lý học này và nó sẽ dạy cho bạn điều gì đó về bản thân
Hãy cùng chúng tôi xem xét chi tiết những rào cản tâm lý này
1. Hội chứng kẻ giả mạo
Tôi là một diễn giả chuyên nghiệp. Đó là thứ mà tôi thích làm. Kết nối với khán giả tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ngay trước khi đứng trước một nhóm, kí ức năm tôi 13 tuổi đứng nói trước lớp khi tôi học lớp 8 ùa về. Đó là một trong những bài phát biểu đầu tiên tôi từng thuyết trình và tôi vô cùng sợ hãi.
Tôi nhìn cả lớp, bắt đầu khóc và chạy ra khỏi phòng. Tôi đã đưa ra hàng trăm bài phát biểu kể từ đó và kí ức tôi làm hành động ấy trong quá khứ chưa bao giờ xảy ra, nhưng bộ não của tôi vẫn sẽ đưa tôi trở lại thời điểm đó, nhắc nhở tôi rằng có lẽ tôi không nên làm làm hành động ấy. Có lẽ tôi không xứng đáng trong việc phát biểu trước đám đông. Rào cản tâm lý được gọi là Hội chứng kẻ mạo danh.
Hội chứng kẻ mạo danh cảm thấy như thể ai đó sẽ phát hiện ra rằng bạn thực sự không tốt như mọi người nghĩ về bạn, rằng bạn thực sự là một kẻ lừa đảo, một kẻ mạo danh. Nó không chỉ xảy ra với việc nói trước công chúng, nó có thể xảy ra với bất kỳ thành tựu nào.
Một số người trải nghiệm điều đó khi tham dự các cuộc họp hoặc khi họ giành được giải thưởng. Nó có xu hướng xảy ra khi bạn so sánh mình với người khác. Bạn thấy những người khác đang trải qua nhiều thành công hơn bạn hoặc làm nhiều hơn bạn.
Những người cực kì thành công đã tìm ra cách để chống lại rào cản tâm lý của Hội chứng kẻ mạo danh. Họ nhận ra rằng những người họ ngưỡng mộ đã đặt họ vào vị trí có năng lực và tin tưởng vào khả năng phán đoán của họ. “Những cá nhân này là người đánh giá tốt về tính cách và trình độ, vì vậy tôi có thể tin tưởng rằng họ đã đánh giá tôi một cách công bằng.” Khi Hội chứng kẻ giả mạo xâm nhập vào suy nghĩ của họ, họ sẽ dựa vào những người cố vấn đáng tin cậy để giúp họ vượt qua niềm tin còn hạn chế này.
Trong thời điểm căng thẳng, không có gì lạ khi những nghi ngờ len lỏi trong suy nghĩ của chúng ta, tuy nhiên, những người siêu thành công có kế hoạch tìm đến những người cố vấn đáng tin cậy để được giúp đỡ. Người cố vấn có thể giúp điều chỉnh lại niềm tin còn hạn chế và làm sáng tỏ suy nghĩ.
Những người siêu thành công cũng luôn nhắc nhở bản thân họ để giúp họ nhớ rằng họ có một danh sách những thành tựu từ trước tới giờ. Những lời nhắc này không phải để khoe khoang với mọi người mà chỉ đơn giản là để nhắc nhở bản thân rằng họ đã đạt được vị trí của mình trong cuộc sống.
2. Suy nghĩ tiêu cực
Mỗi chúng ta đều có suy nghĩ ẩn sâu bên trong để chỉ trích và phán xét. Suy nghĩ thể hiện sự nghi ngờ và đặt câu hỏi về giá trị của chúng ta. Suy nghĩ cũng có thể dẫn đến việc chỉ trích và đánh giá người khác như một cách tự bảo vệ mình.
Cảm nhận và thẩm thấu những suy nghĩ, ý nghĩ tiêu cực có thể khiến chúng ta đi vào con đường không lành mạnh. Một con đường khiến chúng ta liên tục so sánh mình với người khác và nghi ngờ bản thân.
Những người cực kì thành công biết rằng tiếng nói phục vụ một mục đích, để bảo vệ chúng ta. Họ có thể lắng nghe người chỉ trích nội tâm của họ, nhưng họ không đặt nặng những gì những lời chỉ trích ảnh hưởng đến họ. Lời phán xét, chỉ trích giống như tiếng ồn xung quanh; bạn biết nó ở đó, nhưng bạn không chú ý nhiều đến nó.
Những người siêu thành công có thể chuyển hướng suy nghĩ của họ và tập trung vào những suy nghĩ hiệu quả hơn. Những gì chúng ta nuôi dưỡng tâm trí của mình là một sự lựa chọn và những người siêu thành công chọn môi trường và cách cư xử để nuôi dưỡng trí óc của họ một cách hiệu quả.
3. Sợ Yêu cầu Giúp đỡ
Những người siêu thành công biết rằng họ không nhất thiết phải có tất cả các câu trả lời, và thật tốt khi yêu cầu sự giúp đỡ. Chúng ta không có ý định sống cuộc sống một mình. Xung quanh những người siêu thành công là những người sẵn sàng đứng lên và giúp đỡ khi được yêu cầu và đổi lại, những người siêu thành công cũng sẵn sàng đứng lên và giúp đỡ khi được yêu cầu.
Biết rằng bạn đang là hình mẫu với người khác và yêu cầu giúp đỡ là điều tốt. Yêu cầu giúp đỡ kết nối bạn với những người khác, và để cho thấy rằng bạn là người nhạy cảm,có thể dễ bị tổn thương
Tìm những người trong lĩnh vực của bạn mà bạn ngưỡng mộ, yêu cầu cố vấn. Theo dõi những người bạn ngưỡng mộ trên phương tiện truyền thông xã hội. Tìm kiếm hướng dẫn từ đồng nghiệp của bạn và sẵn sàng đưa ra chỉ dẫn khi được yêu cầu.
4. Thiếu niềm tin vào khả năng của bạn
Những người siêu thành công tin tưởng vào khả năng của họ. Họ biết rằng họ có điều gì đó để cống hiến cho thế giới và sẵn sàng hành động để biến điều đó thành hiện thực. Họ nhận ra những gì họ biết và nơi họ có thể phát triển.
Họ không ngại học hỏi và tiếp tục làm công việc được yêu cầu. Họ tin tưởng rằng họ có một nền tảng vững chắc và tự tin rằng họ có thể hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trước mắt.
Những người siêu thành công nhận ra những giới hạn đối với kiến thức của họ. Họ có thể nói những gì họ không biết. Thông thường, bạn càng trở thành một chuyên gia, bạn càng nhận ra mình phải học hỏi nhiều hơn.
Bạn không cần phải biết mọi thứ để đóng góp. Những người siêu thành công luôn giữ vững kiến thức trong khi tiếp tục học hỏi suốt đời liên quan đến các lĩnh vực tương ứng của họ.
5. Sợ thất bại
Nỗi sợ thất bại khiến nhiều người không bắt đầu hoặc nắm lấy cơ hội. Thất bại được coi là đối lập của thành công trong khi trên thực tế, nó là một phần của quá trình thành công. Chúng ta không học cách bước đi nếu như không bị ngã nhiều lần. Đó là một kỳ vọng. Chúng ta không nên mong đợi sẽ thành công trong lần đầu tiên thử mọi thứ.
Vấp ngã là một phần của quá trình. Những người siêu thành công đánh giá cao thất bại là một phần của quá trình học hỏi để thành công và nhận ra rằng không có gì phải sợ hãi. Thay đổi tư duy từ sợ hãi sang đánh giá cao cho phép những người siêu thành công có nhiều cơ hội hơn, do đó đạt được nhiều thành công hơn.
Tất cả chúng ta đều phải vật lộn với những rào cản tâm lý vào một thời điểm nào đó. Rào cản tâm lí là thứ phổ biến. Tuy nhiên, nhận ra chúng và có chiến lược để đối phó với những rào cản ấy có thể giúp chúng ta đạt được mức độ thành công cao hơn.
Biết rằng bạn không đơn độc khi xuất hiện rào cản tâm lý nhưng hãy tìm một chiến lược phù hợp với bạn để bạn có thể tiếp tục có những đóng góp có ý nghĩa.
_______________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả về những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower
- Người dịch: Nguyễn Thị Lan Hương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Lan Hương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=71215
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com