10 Điều Tự Nhủ Với Bản Thân Khi Muốn Bỏ Cuộc
- Trở thành một người giỏi lắng nghe
- Học một phương pháp học mới
- Có được một bằng cấp trong lĩnh vực của bạn
- Học cách làm việc nhóm
- Trở nên kiên định hơn
- Có thêm sự tự tin
- Trở nên tự lập hơn
?Bạn chỉ đang bắt đầu
Ví dụ khi bạn bắt đầu học cách để chơi tennis bạn sẽ không thể chơi tốt. Bạn sẽ đánh được những cú đánh tốt, bạn sẽ đánh nhiều cú đánh tệ. Ngay cả khi bạn có may mắn khi mới bắt đầu, nhưng điều đó sẽ mau hết thôi. Và bạn sẽ phải chấp nhận với việc chơi “tệ” với cương vị là người mới chơi bộ môn này. Sau đó, bạn tiến bộ… bạn bắt đầu đánh những cú đánh tốt, thắng một số trận đấu, đi cùng những cú đánh trái tay và thuận tay là việc bạn thi đấu mang một trình độ mà trước đó bạn chưa bao giờ chạm tới. Đó là những lúc bạn có thể bị chững lại- hoặc tệ hơn- là bạn bị thụt lùi. Đây là lúc phần lớn mọi người chơi tennis sẽ bỏ cuộc. Nhưng đây không chỉ đơn thuần là tennis Nhiều người thường bỏ cuộc khi họ bị chững lại sau một sự phát triển. Họ từ bỏ việc tìm kiếm công việc, xây dựng mối quan hệ của họ tốt hơn, hay hoàn thành một điều gì đó. Họ sẽ lấy lý do để bao biện cho việc bỏ cuộc:“Tôi không có thời gian”
“Tennis chẳng xứng đáng để tôi đầu tư nhiều thời gian của mình vào như vậy”
“Nó quá khó. Tôi không còn thật sự hứng thú với tennis. Tôi nghĩ tôi nên dành thời gian trống của mình để thư giãn và làm những việc dễ hơn”
Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua được những trở ngại và phát triển những kỹ năng bằng những bài tập, rèn luyện và thử những kỹ thuật mới, bạn sẽ phá vỡ những giới hạn và tiếp tục tốt hơn.
?Khi bạn muốn bỏ cuộc: Dừng lại!
1. Hãy bước lùi lại một bước suy nghĩ về việc bạn đang làm; loại bỏ những “tạp âm” khỏi đầu của bạn. Làm việc để ngăn chặn một suy nghĩ muốn dừng lại hay tất cả những thứ liên quan đến việc dừng lại. Bạn sẽ quay lại với những điều mà bạn tin là quan trọng. Nhưng trong một giai đoạn nào đó, hãy ngừng việc suy nghĩ quá nhiều.
2. Tự phản ánh về bản thân bằng những câu hỏi như:
“Tôi đã đạt được mục tiêu này trước đó chưa? Nó có giống nhau không? Tôi đang cảm thấy vô vọng vì điều gì? Những chướng ngại vật nào mà tôi đang đối mặt? Tôi đang làm gì và không làm gì để bước đi trên con đường của mình? Tôi cần làm những gì để phát triển bản thân tôi tiến về phía trước? Tôi có biết không? Nếu không, làm sao để tôi biết?
Sau đó hay cố gắng hết sức để quyết định những thay đổi nào bạn sẽ làm và luyện tập chúng.
3. Nhắc nhở bản thân điều này chỉ là tạm thời. Hãy hiểu rằng nếu bạn kiên trì, bạn sẽ vượt qua những hoài nghi.
4. Hãy hiểu rằng đây là một phần tự nhiên của sự phát triển. Đặt câu hỏi về sự chấp nhận những gì chúng ta đang làm đến khi chúng ta từ bỏ, vì bất cứ lý do gì.
5. Tìm ra những gì bạn nên học để giữ cho việc tiến lên. Đó là một phần của quá trình và nó dường như không xuất hiện rõ ràng từ lần đầu tiên. Bạn sẽ phải tìm hiểu rõ bản thân bên trong mình và tìm ra những gì bạn cần để phát triển bản thân và tiếp tục tiến về những mục tiêu của mình.
Hãy bước ra thế giới bên ngoài và tìm kiếm những gì bạn nên làm tiếp theo. Bạn có muốn có một chương trình trị liệu không? Một khóa trị liệu tâm lý? Gọi cho Uncle Matti người mà có kinh nghiệm về những gì bạn đang cố gắng hoàn thành? Tham gia một khóa học? Tìm kiếm trên web? Đây là một số cách khả thi để bạn có thể bắt đầu việc tiến lên phía trước.
6. Ngừng việc tập trung vào mục tiêu cuối cùng – ít nhất là trong lúc này. Tập trung vào những gì tiếp theo. Lùi lại một bước, nghĩ “tôi sẽ làm những gì tại giai đoạn này?” và đi.
7. Tự động viên bản thân bạn. Biết rằng bạn có thể làm được. Việc đó có thể sẽ rất khó, nhưng cuối cùng bạn sẽ tìm ra thôi. Điều này nghe có vẻ khó tin, giống như một tiểu phẩm của chương trình Saturday Night Live – nhưng đó là một chiến thuật thành công.
8. Hãy chấp nhận rằng sẽ có những lúc bạn cảm thấy chùn bước. Đơn giản hãy nói với bản thân rằng “Chuyện rồi sẽ qua. Đây chỉ là nhất thời. Tôi sẽ cho bản thân mình vài giờ hoặc vài ngày để cảm nhận điều này. Sau đó, tôi sẽ tìm những gì tôi cần để phát triển bản thân mình vượt qua những trở ngại này”.
9. Hãy có những khoảng nghĩ ngắn. Đôi khi bạn cảm giác như muốn bỏ cuộc, bạn đã quá gần với việc mình đang làm. Nhận ra rằng bạn cần nghỉ ngơi một chút. Chăm sóc cho bản thân trong một vài ngày. Đừng lo lắng về những gì đang xảy ra trong thời gian này.
Hãy cho mình một khoảng nghỉ dưỡng dù ở bất cứ cấp độ nào. Đi biển. Xem tivi. Đến rạp chiếu phim. Đọc về điều gì đó không liên quan đến việc bạn đang làm. Đôi khi có một khoảng nghỉ trong tâm tí cũng rất quan trọng.
10. Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn, hãy tìm sự giúp đỡ. Đi ra thế giới bên ngoài. Tìm đến việc trị liệu, đọc hoặc lên mạng. Tìm những sự hỗ trợ mà bạn cần. Sử dụng bất cứ nguồn nào để ‘tìm ra’ cách bạn tiến về phía trước.
?Có một khoảng nghỉ – sau đó bước tiếp
Chúng ta thường không nhận ra khi chúng ta trong một khoảng cách giữa nhiều thứ. Việc tự nhận thức cá nhân mà chúng ta đang ở giữa một quá trình thực hiện sẽ bay ra hỏi đầu chúng ta. Giống như ở miền Nam chúng ta thường nói :
“Khi bạn gặp cá sấu, thật khó để nhớ việc đầu tiên bạn cần làm là thoát khỏi đầm lầy !”
Đó là chính xác những việc xảy ra với chúng ta khi chúng ta muốn bỏ cuộc.
Những suy nghĩ sẽ chạy ngang trong tâm trí chúng ta, chẳng hạn như :
“ Tôi không chắc rằng nó có xứng đáng không ”
“ Tôi thật sự không có gì để bỏ ra ”
“ Tôi không biết mình muốn làm những gì ”
“ Có lẽ tôi không thích điều này ”
“ Việc đó cần nhiều thời gian và nỗ lực ”
“ Tôi sẽ không bao giờ thành công trong việc này ”
“ Tôi đang đùa với ai ? Chuyện này thật kì cục ”
Khi nào những ý nghĩ này xuất hiện một phần trong suy nghĩ của bạn, những điều gì thường xuất hiện sau những ý tưởng này.
Việc hoàn thành mọi thứ là một quá trình của sự đi lên, đi xuống, trên và dưới.
Chúng ta đã nghe về việc này hàng triệu lần trước đó, nhưng chúng ta thường không nhận ra những sai lầm là một phần của sự thành công trong việc mà bạn đang cố gắng làm. Mỗi khi bạn thấy như muốn bỏ cuộc, lùi lại, hít thở và bước tiếp về phía trước.
______________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower.com
- Người dịch: Phạm Nguyễn Thế Nguyên
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Nguyễn Thế Nguyên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66255
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com