Cách Để Chọn Một Nghề Khi Bạn Không Thể Ra Quyết Định
- 10 kỹ năng bạn giỏi là gì? (đừng nói em không giỏi gì hết, kỳ lắm).
- Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc nhóm?
- Bạn thích nói hay thích không nói?
- Bạn thích lên ý tưởng hay thực thi ý tưởng?
Một bài trắc nghiệm bạn có thể làm là bài Indigo (thu phí 600K) của Hướng nghiệp Sông An, sẽ giúp bạn hiểu rất rõ về những tiêu chí này. Hoặc bạn có thể đăng ký tư vấn hướng nghiệp cùng Tuấn Anh, với 2 buổi tư vấn và các bài tập trước khi tư vấn cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn nhiều về bản thân.
3/ Khám phá và tìm hiểu về thị trường lao động
Đừng để ngành học của bạn giới hạn những lựa chọn công việc mà bạn có thể làm. Bạn học IT nhưng hoàn toàn vẫn có thể làm giáo dục. Ngôn ngữ Anh vẫn có thể làm Marketing, không sao hết.
Rất nhiều kỹ năng có thể chuyển đổi từ lĩnh vực này sang lĩnh vực kia. Việc bạn cần làm khi tìm việc không phải là chỉ đọc tên công việc xem mình có hợp hay không. Hãy dành thời gian đọc kỹ cả những gạch đầu dòng yêu cầu của công việc, phần kỹ năng nữa – xem bạn có thể làm được những kỹ năng hay yêu cầu đó không?
Ví dụ, Tuấn Anh làm trong lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp tâm lý, nhưng những kỹ năng truyền thông Marketing vẫn rất có giá trị để giúp ích quảng cáo cho những sản phẩm mà Tuấn Anh đang làm.
4/ Kiểm tra thử
Một trong những cách để biết được lĩnh vực đó có hợp với bản thân hay không đó là THỬ. Có nhiều cách để thử như:
- Job shadowing: đây là một hình thức khá thông dụng trong hướng nghiệp nhưng ở Việt Nam có vẻ khá mới mẻ. Bạn tìm một người đang làm trong lĩnh vực bạn muốn, xin phép được ‘job shadowing’ của họ một vài tiếng mỗi tuần. ‘Job Shadowing’ tức là đi theo người đó (giống một người trợ lý vậy đó) xem công việc họ làm gì, gặp ai, xử lý những gì…
- Phỏng vấn thông tin: cũng giống như cách trên, bạn kiếm một người đang làm trong lĩnh vực bạn quan tâm, nhưng không phải đi theo họ. Có thể hẹn họ một buổi cà phê và hỏi đáp về nghề của họ. Hỏi gì, hãy tham khảo các câu hỏi tại đây. Nếu bạn còn chưa biết tìm những người để hỏi ở đây, hãy thử sử dụng LinkedIn.
- Và cuối cùng là hãy đi thực tập.
5/ Tìm hiểu về chế độ đào tạo của các công ty
Một trong những than thở mà Tuấn Anh thường gặp khi làm tư vấn hướng nghiệp đó là việc không được dạy gì ở các công ty. Với các bạn còn trẻ mới ra trường, việc được học từ người sếp giỏi hoặc công ty có những chương trình đào tạo rất là quan trọng.
Khi bạn đang băn khoăn về việc có làm cho công ty này hay không, hãy tìm cách tiếp cận với một người đã hoặc đang làm tại công ty đó, hỏi họ về cách mọi người làm việc với nhau như thế nào. Có phối hợp giữa các phòng ban hay không? Có các chương trình đào tạo, huấn luyện kỹ năng hay không?
——————————————————————–
Bài viết được chia sẻ từ trang blog anhtuanle.com
Chân thành cảm ơn tác giả vì những kinh nghiệm vô cùng hữu ích!
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=17434
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com