Cách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking)
Một trong những rào cản khiến chúng ta không thể tư duy phản biện chính là những áp đặt trong tư tưởng và những niềm tin mang tính chủ quan của chúng ta về thế giới. Những người nào quá bám víu vào những thành kiến chủ quan của mình sẽ khó có thể phát triển được kỹ năng tư duy phản biện.
3/ Luôn đặt câu hỏi trong mọi trường hợp
Một người có thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn những luồng thông tin mà anh ta tiếp xúc được sẽ dần phát triển được kỹ năng tư duy phản biện. Chỉ cần chịu khó tập thói quen đặt câu hỏi, thì qua một thời gian chúng ta sẽ sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy, và đâu là nguồn thông tin cần phải chất vấn và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
4/ Thử lật ngược các vấn đề
Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn đào sâu tìm hiểu một tình huống (scenario) hoặc câu chuyện nào đó mà bạn được thuật lại. Cụ thể, thay vì được người kể chuyện thuật lại rằng một sự việc X đã gây ra một sự việc Y, chúng ta không nên vội tin vào kết luận đó, mà hãy thử đặt ra giả thuyết: liệu có phải chính sự việc Y mới dẫn đến sự việc X? Phương pháp này cũng sẽ giúp chúng ta trở thành những người giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, vì nó giúp chúng ta có được cái nhìn toàn cảnh (big picture).
5/ Rèn luyện để có một não bộ khỏe mạnh
Việc này thực chất rất dễ hiểu: nếu cơ thể của chúng ta đang ở trong tình trạng mệt mỏi, não bộ của chu1ng ta cũng sẽ không hoạt động một cách hiệu quả, dẫn đến việc những luồng suy nghĩ của chúng ta bị tắc nghẽn, ứ đọng và chắc chắn là quá trình tư duy phản biện sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, những việc như rèn luyện thân thể, ngủ nghỉ và ăn uống một cách khoa học và tham gia vào các hoạt động rèn luyện trí não như đọc sách, chơi cờ, rubik…là rất cần thiết.
6/ Hiểu được rằng đa số mọi người đều thiếu sót kỹ năng tư duy phản biện
Một khi chúng ta nhận ra được rằng tư duy phản biện là một kỹ năng (skill) chứ không phải một khả năng (ability), chúng ta sẽ trở nên cởi mở và rộng lượng hơn đối với sự sai lệch của những luồng thông tin đến từ những người khác. Suy cho cùng thì, tất cả chúng ta cùng là con người, vì vậy đều có những định kiến và suy nghĩ rất chủ quan của riêng mình. Việc nhận ra được điều này cũng giúp chúng ta cởi bỏ áp lực tâm lý phải tin vào bất cứ luồng thông tin nào mà chúng ta được chia sẻ.
Nguồn: sưu tập trên https://noron.vn/posts/for-you
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=7300
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com