7 Phương Pháp Giải Tỏa Áp Lực Của Người Thành Công
1. Người thành công nhìn vào bức tranh toàn cảnh
Người thành công luôn tự nhắc nhở mình sự kiện không quan trọng khi đặt vào một bối cảnh tổng thể được tạo nên bởi nhiều yếu tố.2. Họ mỉm cười và suy nghĩ tích cực
Khi bị áp lực đè nặng, người thành công cho phép mình đặt toàn bộ tình huống vào một góc nhìn khiến nó trở nên hài hước và bật cười. Họ KHÔNG để sự tiêu cực bao trùm lên suy nghĩ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc mỉm cười trước những lo toan của cuộc sống sẽ hỗ trợ tăng tuần hoàn máu và cải thiện chức năng giãn cơ, tất cả những yếu tố giúp giảm triệu chứng căng thẳng. Hầu hết chúng ta đều cho rằng mình cần nghiêm khắc với bản thân để có thể làm việc hiệu quả nhất. Nhưng quan điểm này là hoàn toàn sai. Bạn cần nhớ rằng có sai lầm mới là con người. Vậy nên, hãy luôn bao dung với chính mình.3. Người thành công thực hành giải đố và chơi các trò chơi trí tuệ
Người thành công hiểu rằng họ có thể giải tỏa áp lực bằng cách thách thức trí não mình.Sudoku, một trò chơi trí tuệ yêu cầu người ta phải vận dụng toán học và tư duy logic để hoàn thành câu đố. Trò chơi này có đủ mọi loại cấp độ từ dễ cho đến khó không tưởng để bạn có thể thử sức.
Những câu đố xếp hình là một cách thú vị khác mà bạn có thể dùng để thử thách bộ não của mình và tránh xa căng thẳng. Soma Cube (khối lập phương Soma) được tạo thành từ 27 khối lập phương và chia thành 7 mảnh ghép khác nhau. Nó là một trò chơi phổ biến mà bạn có thể thử. Soma Cube nổi tiếng vì tính ứng dụng của nó trong các thí nghiệm về tâm lý và trí thông minh, cũng như trong việc cải thiện chức năng não bộ.
Khả năng giải đố trong những bài kiểm tra mang lại sự đánh giá chính xác một cách ấn tượng về năng lực trí tuệ của một cá nhân. Bất kể bạn dùng Soma Cube như một hoạt động để giao lưu hay cách để giảm bớt áp lực cho một ngày, khi não bạn càng tập trung giải quyết nó, bạn sẽ càng cảm thấy bớt áp lực.
4. Người thành công áp dụng những thói quen
Đa số mọi người đều biết rằng nguyên nhân chính gây ra căng thẳng trong công việc đến từ những thứ như thời hạn hoàn thành nhiệm vụ, chính sách quản lý cứng nhắc, những vị sếp tồi, khối lượng công việc quá tải, và nhiều thứ khác nữa. Việc phải đưa ra quá nhiều quyết định chắc chắn cũng là một lý do dẫn đến căng thẳng, nhưng nhiều người lại thường không đề cập đến nó.
Mỗi lần ra quyết định, bất kể là về việc tuyển thêm một nhân viên mới, khi nào thì nên hoàn thành các đầu việc, hay nên sắp xếp lịch hẹn với khách hàng vào lúc nào, chúng ta đều trải qua những lo âu nhất định từ bên trong bộ não, điều gây nên cảm giác căng thẳng.
Người thành công biết cách giải quyết vấn đề này. Họ giảm bớt số lượng các quyết định mình cần đưa ra bằng cách tạo lập những thói quen. Nếu có một việc nào đó mà họ phải làm hàng ngày, họ sẽ lên kế hoạch để làm nó vào đúng một thời điểm trong ngày.
Bạn có thể tạo thói quen chuẩn bị cho ngày mới vào buổi sáng và về nhà vào một thời điểm cụ thể trong ngày. Chỉ bằng thói quen đơn giản này, bạn đã có thể giảm bớt áp lực một cách đáng kể.
5. Họ thêm địa điểm và thời gian vào danh sách việc cần làm
Nếu một ngày trôi qua mà bạn không kiểm tra những đầu việc cần hoàn thành trong danh sách việc cần làm của mình, bạn chắc hẳn sẽ trở nên căng thẳng. Điều bạn cần làm là hoàn thành chúng vào những thời điểm thích hợp. Đây được gọi là kế hoạch nếu – thì, hay còn được biết đến là kế hoạch triển khai dự định.
Kế hoạch nếu – thì là một cách cực kỳ hữu hiệu để giúp bạn ngăn chặn áp lực. Khoảng 200 nghiên cứu về các chủ đề từ quản lý thời gian và đàm phán, cho đến chế độ tập luyện và dinh dưỡng, đều đã chỉ ra rằng việc ra quyết định trước về thời gian và địa điểm hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể có thể tăng đáng kể cơ hội thực sự hoàn thành nó với ít áp lực hơn.
Người thành công liệt kê những nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm và thêm vào đó một mốc thời gian cùng địa điểm xác định đối với từng nhiệm vụ ấy.
Ví dụ: thay vì “Tôi sẽ gọi John,” họ nói “Nếu đó là vào chiều thứ Tư, thì tôi sẽ gọi cho John.” Nếu sắp xếp kế hoạch theo cách này, bạn sẽ không bị rơi vào tình huống đắn đo và có thể ra quyết định vào những thời điểm phù hợp nhất, ngay cả khi đang bận làm những việc khác.
6. Dành khoảng 5 phút để làm những điều mình thích
“Làm gì đó thú vị có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Bản thân hoạt động ấy không quan trọng, miễn sao nó khiến cho bạn vui là được.” – Một nghiên cứu tâm lý đã chứng minh điều này có khả năng giữ cho bạn tiếp tục làm việc mà không cảm thấy mệt mỏi và đồng thời giúp bạn tái tạo năng lượng. Trước khi áp dụng chiến lược này, bạn cần phải hiểu rằng thú vị và thoải mái KHÔNG PHẢI hai khái niệm giống nhau, dù chúng có thể tồn tại song song cùng nhau.
Ví dụ, việc nghỉ ngơi ăn trưa có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, trừ khi bạn đi ăn cùng với một vài người bạn thân hoặc thành viên trong gia đình, hoặc tại một nhà hàng đặc biệt, còn không, bữa trưa ấy dường như chẳng có gì thú vị. Thật vậy, nó sẽ không thể nào khơi dậy niềm hứng khởi trong bạn.
Thú vị cũng không có nghĩa là dễ dàng có được thứ mình muốn. Nghiên cứu vừa đề cập ở phía trên cũng cho thấy sự hứng thú giúp thúc đẩy tinh thần hăng hái làm việc ngay cả khi nhiệm vụ ấy khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Vậy nên không phải cứ dễ dãi với bản thân là có thể lấy lại niềm say mê với công việc.
7. Người thành công luôn nhớ về những thành tựu, tiến bộ mà họ đã đạt được
Đối diện với áp lực, “những chiến thắng nhỏ” giúp người thành công tiếp tục tiến bước. Vấn đề thường không nằm ở việc họ có đạt được những mục tiêu của mình hay không, mà quan trọng là họ đã hoàn thành được bao nhiêu phần của quãng đường từ nơi họ đang đứng ngày hôm nay cho đến nơi mà họ muốn đặt chân tới, đó mới là thứ quyết định cảm xúc của họ.
Sẽ vô cùng hữu ích nếu bạn có thể dành chút thời gian để nhìn lại những gì mà bản thân đã đạt được trước khi cho phép mình được tiếp tục tập trung cho những thử thách phía trước.
Bạn có thể áp dụng một vài hoặc tất cả những cách trên để tìm lại sự thư thái và cảm nhận những lợi ích mà người thành công cũng đã có được từ chúng. Mặc dù còn rất nhiều chiến lược khác, 7 cách này cũng đã đủ để giúp bạn tránh khỏi tình trạng bị kiệt sức.
Vào mỗi dịp năm mới, bạn có thể bắt đầu bằng cách thiết lập cho mình những kế hoạch nếu – thì để thích nghi với lịch trình đầy bận rộn của mình. Nói cho chúng tôi biết nếu những mẹo này đã giúp bạn giải tỏa được áp lực trên con đường gặt hái thêm nhiều thành công nhé.
—————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
- Theo: everyday.power
- Người dịch: Nguyễn Đoàn Dũng
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Đoàn Dũng – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=65071
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com