Cơ Hội Tham Dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Phụ Nữ, Hòa Bình & An Ninh (WPS) ASEAN Tại Malaysia 2025
Sáng kiến phải thể hiện kết quả cụ thể và phù hợp với bối cảnh địa phương.
Hãy cùng nhau tôn vinh những đóng góp xuất sắc của các tổ chức xã hội và xây dựng một tương lai hòa bình và bền vững hơn!
KHẢO SÁT VỀ VIỆC THAM DỰ GIẢI THƯỞNG HÒA BÌNH (PEACE) CHO CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI
Giải thưởng PEACE dành cho các tổ chức xã hội: Cuộc thi về các mô hình hiệu quả (good practices) trong lĩnh vực Phụ nữ, hòa bình và an ninh tại Đông Nam Á
1. Giới thiệu
Các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh (WPS), đặc biệt ở khu vực ASEAN với nhiều nền văn hóa đa dạng cùng bối cảnh chính trị – xã hội phức tạp tạo ra những thách thức ảnh hưởng đến phụ nữ. Chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh là khung quan trọng để công nhận vai trò của phụ nữ trong công cuộc xây dựng hòa bình và giải quyết xung đột.
Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về Phụ nữ, hòa bình và an ninh[1] (ASEAN RPA WPS) thừa nhận những đóng góp quan trọng của các tổ chức xã hội và những điều kiện ảnh hưởng đến sự tham gia của họ. Mục tiêu của ASEAN RPA WPS là nâng cao nhận thức nhằm thúc đẩy mức độ tham gia vào chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh của các nhà hoạch định chính sách, các ban, ngành chính phủ và tổ chức xã hội, bao gồm nâng cao năng lực áp dụng chương trình để giải quyết những thách thức phi truyền thống mới về an ninh như đại dịch, an ninh mạng, thảm họa và thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu và tình trạng di dời, v.v. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải nắm bắt và phổ biến các sáng kiến cấp cơ sở đã thành công thực hiện chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh, nêu bật những lợi ích khi thu hút và tăng cường sự tham gia của phụ nữ cũng như lồng ghép bình đẳng giới vào công cuộc xây dựng hòa bình cũng như ngăn chặn xung đột.
Để mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và thúc đẩy nỗ lực của các chủ thể trong xã hội, UN Women phát động Cuộc thi: “Giải thưởng hòa bình (PEACE) dành cho các tổ chức xã hội: Cuộc thi về các mô hình hiệu quả trong lĩnh vực Phụ nữ, hòa bình và an ninh tại Đông Nam Á”. Cuộc thi hướng tới các tổ chức xã hội đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực Phụ nữ, hòa bình và an ninh ở khu vực ASEAN và Timor-Leste. Mục đích là nêu bật các sáng kiến đổi mới sáng tạo, có thể nhân rộng và mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ/nâng cao năng lực cho phụ nữ nhằm tăng cường sự tham gia của họ vào các sáng kiến về xây dựng và duy trì hòa bình, ứng phó với an ninh truyền thống và phi truyền thống. Việc chia sẻ những đúc kết này không chỉ nhằm tôn vinh thành tựu của các tổ chức mà còn thiết lập nền tảng cho hoạt động hợp tác, học hỏi và nâng cao nhận thức về chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh.
Sáng kiến này nằm trong khuôn khổ dự án khu vực “Hỗ trợ/nâng cao năng lực cho phụ nữ vì hòa bình bền vững: Phòng ngừa bạo lực và thúc đẩy gắn kết xã hội trong ASEAN” được Chính phủ Canada, Vương quốc Anh và Hàn Quốc tài trợ.
Chúng tôi khuyến khích tất cả các chủ thể từ các tổ chức xã hội, tổ chức trong cộng đồng, học viện, chuyên gia về bình đẳng giới, hội đoàn, cá nhân, doanh nghiệp, v.v. đủ điều kiện tham gia như trình bày ở phần 3 để cùng chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức và đúc kết các cách làm hay và hiệu quả này. Cùng nhau, chúng ta có thể nâng cao tiếng nói của phụ nữ, đảm bảo vai trò của họ trong công cuộc xây dựng một tương lai hòa bình bền vững và an toàn hơn cho tất cả mọi người.
2. Mục tiêu
i) Mở rộng hiểu biết và nâng cao nhận thức về Chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh: mở rộng và nâng cao nhận thức trong khu vực ASEAN và từng quốc gia thành viên về tầm quan trọng của việc thực hiện các khung chính sách khu vực và quốc gia hiện có về Phụ nữ, hòa bình và an ninh thông qua chia sẻ các ví dụ cụ thể và câu chuyện thành công của các sáng kiến cấp quốc gia và cơ sở.
ii) Xây dựng danh mục các cách làm hay trong lĩnh vực Phụ nữ, hòa bình và an ninh: Xác định, tài liệu hóa các sáng kiến hiệu quả, đổi mới sáng tạo của các tổ chức xã hội đã hỗ trợ/nâng cao năng lực cho phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh. Tài liệu này sẽ là nguồn thông tin toàn diện về các chiến lược đã được thực hiện thành công.
iii) Thúc đẩy trao đổi tri thức: Cung cấp một nền tảng ổn định và có quản lý để các chủ thể trong xã hội tham gia chia sẻ kinh nghiệm, bài học và các cách làm hay qua đó thúc đẩy sự hợp tác và nhân rộng các sáng kiến về lĩnh vực phụ nữ, hòa bình và an ninh đã thành công trong nhiều thực tiễn khác nhau.
iv) Ghi nhận các nỗ lực và đóng góp của các chủ thể trong xã hội: Ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh trong khu vực nhằm nêu bật vai trò quan trọng của các họ trong việc tăng cường và khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực hòa bình và an ninh.
3. Các tiêu chí cần xem xét đối với hồ sơ tham dự:
Tính đủ điều kiện: Dành cho các chủ thể trong xã hội hoạt động trong Khu vực ASEAN và Timor-Leste. Hồ sơ tham dự phải nêu rõ sáng kiến của các quốc gia.
Trọng tâm: Hồ sơ tham dự phải trình bày về các sáng kiến tăng cường sự tham gia của phụ nữ, hỗ trợ/nâng cao năng lực cho phụ nữ và lồng ghép quan điểm về giới để đóng góp vào hòa bình, an ninh bền vững, đồng thời phải đảm bảo rằng sáng kiến phù hợp với bối cảnh địa phương. Hồ sơ cần trình bày được những kết quả cụ thể. Các chủ đề chính bao gồm:
- Hỗ trợ phát triển lĩnh vực Phụ nữ, hòa bình và an ninh theo chuẩn mực/Kế hoạch hành động quốc gia
- Sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình hòa bình và ngăn chặn xung đột
- Quan điểm về giới và sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động gìn giữ hòa bình/lĩnh vực an ninh đáp ứng giới
- Sự tham gia của phụ nữ vào việc ngăn chặn bạo lực cực đoan.
- Sự tham gia của phụ nữ, hiệu quả lồng ghép quan điểm về giới vào các hệ thống ngăn chặn xung đột và cảnh báo sớm
- Sự tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực giải trừ quân bị, giải ngũ và tái hòa nhập (DDR)
- Sự tham gia của phụ nữ vào giảm thiểu rủi ro thiên tai, công tác bảo vệ trong ứng phó với thiên tai và thảm họa
- Sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động gắn kết xã hội và thúc đẩy khả năng phục hồi của cộng đồng
- Sự tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực an ninh mạng
- Khả năng tiếp cận luật pháp
- Lập ngân sách, thu thập dữ liệu và số liệu thống kê đáp ứng giới
- Phòng, chống nạn buôn người
- Sự tham gia của phụ nữ trong tham chính
Hướng dẫn về hồ sơ tham dự
Định dạng: Bài dự thi phải dài từ 800 đến 2000 từ và có ít nhất một bức ảnh về sáng kiến. Ưu tiên sử dụng tiếng Anh cho hồ sơ tham dự. Nếu không thể sử dụng tiếng Anh thì có thể sử dụng ngôn ngữ địa phương (tiếng Khmer, tiếng Tetum, tiếng Indonesia, tiếng Thái hoặc tiếng Việt).
Hạn chót: Đơn đăng ký phải được nộp trước ngày 3 tháng 2 năm 2025 thông qua biểu mẫu trực tuyến có thể truy cập tại đây: ĐƠN ĐĂNG KÝ GIẢI THƯỞNG HÒA BÌNH CHO CSO. Nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng liên kết, vui lòng điền vào biểu mẫu bên dưới và gửi qua email đến wps.asean@unwomen.org và Cc. jennifer.mbithi@unwomen.org
Thời hạn: Hồ sơ phải được nộp trước ngày 03/02/2025
Tiêu chí đánh giá và chấm điểm
- Mức độ phù hợp (30%): Mức độ phù hợp với chương trình nghị sự về Phụ nữ, hòa bình và an ninh
- Bằng chứng về tác động (40%): Bằng chứng rõ ràng, có thể đo lường về những kết quả tích cực mà sáng kiến mang lại đối với vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh.
- Tính đổi mới sáng tạo (10%): Nét mới lạ, sáng tạo trong cách tiếp cận và triển khai, tức là nét độc đáo so với các thực hành hiện có.
- Tính bền vững (20%): Tiềm năng duy trì và mang lại tác động lâu dài của sáng kiến.
4. Quy trình đánh giá
Các hồ sơ tham dự sẽ được một hội đồng độc lập gồm các cán bộ UN Women xem xét, đánh giá
Quy trình đánh giá bao gồm sàng lọc sơ bộ, đánh giá chi tiết và trao giải.
5. Trao giải và tôn vinh
- Chọn ra một người chiến thắng cho mỗi quốc gia tham dự và công bố vào ngày 28/2/2025. Những người chiến thắng sẽ được hỗ trợ tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN về Phụ nữ, hòa bình và an ninh tại Malaysia vào năm 2025.
- Các hồ sơ tham dự được chọn sẽ được biên soạn thành Danh mục thực hành tốt, được chia sẻ trên trang web WPS-ASEAN, trang web UN Women – Châu Á – Thái Bình Dương và qua các nền tảng truyền thông xã hội của UN Women.
6. Khung thời gian
- Thời hạn nộp hồ sơ: ngày 03/02/2025
- Công bố giải: ngày 28/2/2025
- Lễ trao giải: ngày x/3/2025
Chi tiết: https://wps.asean.org/events/peace-award/#vie
Bản quyền: Các bên tham dự cuộc thi bảo lưu mọi quyền đối với các tài liệu mà họ gửi đi. Tuy nhiên, khi tham gia cuộc thi này, các bên tham gia đồng ý rằng quyền sử dụng tài liệu sẽ được chuyển giao vĩnh viễn và hợp pháp cho UN Women Indonesia. UN Women Indonesia sẽ có toàn quyền sử dụng tài liệu cho mục đích xuất bản, đăng trên trang web hoặc cho các hoạt động phi thương mại khác. Các bên tham gia sẽ phải ký vào bản đồng thuận với việc này.
[1] Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về Phụ nữ, hòa bình và an ninh. (2022). ASEAN. Tài liệu có tại: https://wps.asean.org/resources/asean-rpa-wps/.
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=151885
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com