Sử Dụng Phương Pháp 6 Chiếc Mũ Tư Duy Trong Việc Đưa Ra Quyết Định
?AI LÀ NGƯỜI PHÁT MINH RA “SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY”?
Phương pháp tiếp cận Sáu chiếc mũ tư duy được tạo ra bởi Edward de Bono – một bác sĩ, nhà tâm lý học và triết học người Malta. Ông ấy đã sử dụng nó trong trong việc tư vấn cho các cơ quan chính phủ nhưng ông cung muốn dùng công cụ này trở thành một trong những “chìa khóa” để giúp mọi người giải quyết vấn đề hàng ngày. Do đó nó đã xuất hiện trong cuốn sách cùng tên năm 1985 của ông đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi và hoàn thiện.? VÌ SAO CHÚNG TA NÊN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “SÁU CHIỆC MŨ TƯ DUY”?
Đây là một hệ thống đơn giản và hiệu quả giúp tăng năng suất làm việc. 6 chiếc mũ này ẩn dụ và mỗi chiếc xác định cho một kiểu tư duy nhất định. Bạn có thể đội hoặc cởi một trong những chiếc mũ này để biểu thị kiểu suy nghĩ mà bạn đang sử dụng. Việc đeo vào và cởi ra này là điều vô cùng cần thiết vì nó cho phép bạn chuyển từ kiểu suy nghĩ này sang kiểu suy nghĩ khác. Khi thực hiện trong cùng một nhóm, mọi người nên đội cùng một chiếc mũ vì nguyên tắc đằng sau “Sáu chiếc mũ tư duy” là tư duy song song đảm bảo rằng tất cả mọi người trong cuộc họp tập trung vào và suy nghĩ về cùng một chủ đề tại cùng một thời điểm. Trong hệ thống này, tư duy được chia thành sáu loại và mỗi loại được biểu hiện riêng bằng một màu “mũ tư duy”. Sáu chiếc mũ này sẽ giúp bạn nhận diện vấn đề theo sáu cách khác nhau để bạn khám phá suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng và sẽ giúp bạn quyết định các bước tiếp theo của mình.? TỔNG QUAN VỀ “SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY”
- ?Mũ màu trắng – Thu thập thông tin: Chiếc mũ màu trắng tượng trưng cho việc thu thập thông tin.
- ?Mũ màu vàng – Lợi ích và giá trị: tượng trưng cho độ sáng và sự lạc quan. Bạn có thể khám phá những mặt tích cực và dự đoán về các giá trị và lợi ích.
- ?Mũ màu đen – Đánh giá rủi ro: thể hiện sự cẩn trọng và tư duy phản biện
- ?Mũ xanh lá cây – Suy nghĩ sáng tạo: tập trung vào khả năng, sự sáng tạo, những lựa chọn thay thế và ý tưởng mới. Nó là một cơ hội để thể hiện những khái niệm và nhận thức mới.
- ?Mũ xanh dương – Tổ chức và lập kế hoạch: được sử dụng để quản lý quá trình suy nghĩ. Nó quan sát và đánh giá 6 chiếc mũ tư duy hoạt động.
- ?Mũ màu đỏ – Cảm xúc và bản năng: biểu thị cảm xúc, linh cảm và trực giác, nơi mà chiếc mũ được đặt vào mà không có một lý do cụ thể nào.
? ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG “MŨ TƯ DUY”
⬜Màu trắng
Mũ màu trắng thể hiện những thông tin đã biết hoặc cần thu thập (sự thật, chính xác). Chiếc mũ này bao gồm các sự kiện, số liệu, dữ liệu và thông tin được đưa vào để tạo niềm tin hoặc dùng để tranh luận. Nó sẽ hỗ trợ và cho phép bạn trình bày thông tin một cách trung lập và khách quan. Những câu hỏi liên quan đến chiếc mũ màu trắng thường là:- Chúng ta có những thông tin gì?
- Những thông tin gì chúng ta đang thiếu?
- Chúng ta muốn có thông tin gì?
- Chúng ta sẽ lấy những thông tin này bằng cách nào?
?Màu vàng
- Những lợi ích của tùy chọn này là gì?
- Tại sao đề xuất này lại được ưu tiên?
- Nội dung tích cực của thiết kế này là gì?
- Làm thế nào chúng ta có thể làm cho điều này thành công?
⬛Màu đen
Phán đoán, thận trọng và đánh giá. Đội chiếc mũ đen cho phép bạn xem xét những đề xuất một cách logic. Mũ đen được sử dụng để suy chiếu lý do tại sao một đề xuất không phù hợp với các tình huống, kinh nghiệm thực tế và hệ thống mà chúng ta đang sử dụng. Những vấn đề bạn có thể cân nhắc về khi đặt mình vào chiếc mũ này:- Chi phí (Đề xuất này sẽ quá đắt)
- Các quy định (Tôi không nghĩ rằng các quy định sẽ cho phép…)
- Thiết kế (Thiết kế này có thể trông đẹp nhưng nó không thực tế)
- Vật liệu (Vật liệu này sự bảo trì cao)
- Những vấn đề an toàn (Còn tay vịn thì sao?)
?Mũ đỏ
Chiếc mũ của sự trực giác, cảm xúc và những linh cảm. Thông thường, cảm giác và trực giác chỉ có thể được đưa vào một cuộc thảo luận nếu chúng hỗ trợ cho những suy luận và đề xuất logic và đôi lúc cảm giác là chân thực và logic mới là điều nên quan tâm và giải thích nhiều hơn. Đội chiếc mũ đỏ cho phép bạn đặt vào những cảm xúc và trực giác mà không cần biện minh, giải thích hoặc xin lỗi. Chiếc mũ này sẽ giúp bạn thể hiện những cảm xúc và những sự nhìn nhận trực giác về dự án. Ví dụ:- Cảm giác gan ruột của tôi lúc này thật không ổn.
- Tôi không thích dự án được hoạt động theo hướng này
- Đề xuất này thật tồi tệ.
- Trực giác cho tôi biết rằng giá sẽ sớm giảm.
?Màu xanh lá cây
Chiếc mũ này đặc biệt chú trọng vào việc tạo ra những ý tưởng và những cách nhìn nhận mọi thứ mới về vấn đề như:
- Suy nghĩ sáng tạo
- Các lựa chọn thay thế bổ sung
- Đưa ra các khả năng và giả thuyết
- Đề xuất thú vị và hấp dẫn
- Cách tiếp cận mới
- Khiêu khích và thay đổi
Nó sẽ giúp bạn có thời gian và không gian để tập trung vào những suy nghĩ sáng tạo. Ngay cả khi không có ý tưởng sáng tạo sắp tới, chiếc mũ xanh lá cây yêu cầu nỗ lực sáng tạo. Thường thì chiếc mũ xanh tương đối khó để áp dụng vì nó đi ngược lại với những lối suy nghĩ và cách nhìn nhận thông thường cả những phán xét và chỉ trích. Các câu hỏi thường gặp ở chiếc mũ xanh bao gồm:
- Có ý tưởng nào khác ở đây không?
- Có bất kỳ lựa chọn thay thế bổ sung nào không?
- Chúng ta có thể làm điều này theo một cách khác không?
- Có một lời giải thích nào khác cho vấn đề này không?
?Mũ xanh lam:
Kiểm soát chuỗi suy nghĩ. Chiếc mũ màu xanh lam là phần kiểm soát tổng quan hoặc quy trình. Nó sẽ tổ chức và kiểm soát quá trình suy nghĩ để trở nên hiệu quả hơn. Đội chiếc mũ xanh của bạn, bạn có thể:
- Không nhìn vào chủ thể mà tập trung vào“suy nghĩ” về chủ đề.
- Lên ý tưởng và kế hoạch cho việc suy nghĩ
- Đề xuất bước tiếp theo trong suy nghĩ, “Tôi đề nghị chúng ta nên thử một đội chiếc mũ màu xanh lá cây để có được một số ý tưởng mới “
- Yêu cầu tóm tắt, kết luận hoặc quyết định.
? LỢI ÍCH CỦA 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY:
- Tư duy có tổ chức hơn: Khi dùng phương pháp này, mọi người có thể xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau, quá trình này giúp bạn cân nhắc và chọn lọc các thông tin nhận được một cách hiệu quả và chính xác.
- Cải thiện khả năng sáng tạo: Quá trình này giúp mọi người thoát khỏi các vị trí và cách tiếp cận mặc định ban đầu của mình. Và việc kết hợp các quan điểm khác nhau đôi khi lại khơi dậy những suy nghĩ mới lạ tạo ra các ý tưởng mới.
- Kỹ năng tư duy tốt hơn: Đây sẽ là một cách tuyệt vời để củng cố các kỹ năng quan trọng như tính tò mò tìm hiểu và tư duy phản biện
- Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ hơn: Mô hình này sẽ khuyến khích mọi người thực hành lắng nghe, đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời. Vì vậy, nó có thể làm cho câu trả lời của bạn có sức thuyết phục hơn và tự tin giải quyết các xung đột khi chúng phát sinh
- Tính toàn diện trong các nhóm: Nó đòi hỏi mọi người phải gạt bỏ mọi định kiến và tập trung vào việc nhìn nhận mọi thứ từ cùng một góc độ trong một thời gian. Tranh luận vẫn sẽ diễn ra nhưng nó sẽ dựa trên sự hiểu biết được chia sẻ – điều này có thể giúp mọi người cảm thấy được tham gia và đóng góp cho nhóm của mình
Bằng cách “đội” lần lượt từng chiếc mũ trong tổng số Sáu chiếc mũ tư duy bạn có thể có những hiểu biết phong phú về các vấn đề bạn phải đối mặt và những cách tốt nhất để hướng tới.
Mong rằng những chia sẻ về 6 chiếc mũ tư duy của iVolunteer sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề và đưa ra quyết định một cách tốt hơn.
—————————————-
- Tác giả: Edward de Bono
- Dịch giả: Ngô Khánh Trúc
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Người dịch: Ngô Khánh Trúc – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=111844
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com