Những Ngôn Ngữ Nào Được Nói Ở Tây Ban Nha?
Nhưng hãy cẩn thận để không nhầm lẫn Galicia, một khu vực thuộc Tây Ban Nha, với Galicia nằm giữa biên giới Ba Lan và Ukraine!
Tiếng Basque
Ví dụ: Ongi etorria (Chào mừng)
Ở xứ Basque, bạn sẽ bắt gặp một thứ tiếng thú vị khác. Tiếng Basque được gọi là một ngôn ngữ biệt lập mà theo nghiên cứu hiện tại, không có mối liên hệ với bất kỳ thứ tiếng đang tồn tại nào khác, khiến nó trở thành ngôn ngữ độc nhất vô nhị ở châu Âu. Người ta ước tính tiếng Basque được nói bởi 700.000 người tại vùng Basque, một khu vực dọc theo biên giới Tây Ban Nha và Pháp ở cuối phía tây dãy núi Pyrenees.
Phần lớn người Basque coi cả tiếng Basque và tiếng Tây Ban Nha là tiếng mẹ đẻ của họ, và việc sử dụng tiếng Basque trong trường học, phương tiện truyền thông và các hình thức sinh hoạt công cộng là khác nhau giữa các vùng.
Còn những ngôn ngữ nào được nói ở Tây Ban Nha?
Ngoài ba ngôn ngữ địa phương nổi tiếng trên còn có một số ngôn ngữ khác ở Tây Ban Nha, một vài trong số đó chỉ có vài nghìn người nói, bao gồm tiếng Aragon (được nói ở một số khu vực của Aragón), tiếng Extremaduran (được nói ở Extremadura) và tiếng Asturian (được nói ở cực tây bắc của Tây Ban Nha và các khu vực giáp ranh với Bồ Đào Nha).
Tại sao những ngôn ngữ địa phương bị đàn áp dưới thời Franco?
Điểm chung của tất cả các ngôn ngữ địa phương ở Tây Ban Nha là chúng đã trải qua một thời kỳ lịch sử vô cùng hỗn loạn, và việc sử dụng các ngôn ngữ này vẫn là một vấn đề chính trị gây tranh cãi.
Dưới chế độ độc tài của Francisco Franco kéo dài từ năm 1936 đến năm 1975, các ngôn ngữ địa phương bị gạt ra lề xã hội và thậm chí còn bị cấm ở những nơi công cộng. Và cứ thế, ở trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong rạp hát hoặc nhà thờ – ở mọi không gian công cộng, người dân chỉ được phép sử dụng tiếng Tây Ban Nha (castellano), một chiến thuật được lập ra để khuyến khích tinh thần đoàn kết trong nội bộ Tây Ban Nha. Các cột mốc và đường phố được đổi tên, các cơ sở văn hóa bị đóng cửa, và các thư viện đều không còn một chút dấu vết của ngôn ngữ địa phương.
Bất chấp nhiều thập kỷ bị áp bức, các ngôn ngữ địa phương vẫn tồn tại và may mắn thay, chúng chưa bao giờ bị xóa sổ hoàn toàn. Sau khi chế độ độc tài Franco kết thúc và nền dân chủ trở lại vào cuối những năm 1970, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để bảo tồn các ngôn ngữ địa phương và đưa chúng trở lại với cộng đồng. Ngày nay, tiếng Tây Ban Nha (castellano) là ngôn ngữ chính thức của Tây Ban Nha, và theo Hiến pháp, tất cả người Tây Ban Nha “có nghĩa vụ phải biết và sử dụng nó”. Tuy nhiên, tính đa dạng ngôn ngữ của Tây Ban Nha cũng được đưa vào Hiến pháp, “Sự phong phú về ngôn ngữ của Tây Ban Nha là tài sản văn hóa cần được tôn trọng và bảo vệ”. Do đó, các ngôn ngữ Tây Ban Nha khác có thể được coi là ngôn ngữ “đồng chính thức” ở các vùng tự trị – nơi chúng được sử dụng. Ví dụ, một trường hợp với tiếng Catalunya ở Catalonia và Valencia, đối với tiếng Basque ở Basque Country, và tiếng Galicia ở Galicia.
Các ngôn ngữ địa phương có vị thế như thế nào ở Tây Ban Nha?
Chính xác thì điều này nghĩa là gì? Ở các khu vực tương ứng, các ngôn ngữ đồng chính thức có thể được sử dụng để giao tiếp với chính quyền, dùng làm ngôn ngữ giảng dạy trong trường học, và các biển báo, thông báo trên đường thường được hiển thị bằng cả hai ngôn ngữ này. Ngày nay, nhiều tổ chức văn hóa cũng được lập ra để phục vụ việc nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá các ngôn ngữ địa phương, ví dụ như Instituto Ramon Llull, nơi cung cấp các khóa học tiếng Catalunya và hỗ trợ các tác giả xuất bản bằng tiếng Catalunya. Năm 2005, tiếng Catalunya, Basque và Galicia đã trở thành các ngôn ngữ bán chính thức của EU, nghĩa là mặc dù chúng không được coi là ngôn ngữ để liên hệ hoặc làm việc, nhưng chúng có thể được dùng để trao đổi thư từ với các Tổ chức Châu Âu. Các ngôn ngữ khác duy nhất có được vị thế này ở EU là tiếng Gaelic của Scotland và tiếng Wales.
Vai trò của các ngôn ngữ địa phương trong phong trào đòi độc lập của xứ Basque và Catalonia là gì?
Ở Catalonia và xứ Basque, việc sử dụng, bảo vệ và quảng bá các ngôn ngữ Catalunya và Basque là tâm điểm của các phong trào độc lập tại mỗi khu vực. Ở cả hai nơi này, có một số lượng đáng kể những người theo chủ nghĩa dân tộc cảm thấy việc chỉ có tư cách “cộng đồng tự trị” ở Tây Ban Nha là chưa đủ, do đó họ vận động để thành lập các bang Catalan và Basque độc lập. Đối với những người ủng hộ độc lập, ngôn ngữ là một công cụ đặc biệt để nhấn mạnh bản sắc văn hóa độc đáo của họ, do đó phân biệt mình với phần còn lại của Tây Ban Nha.
Bạn muốn trải nghiệm sự phong phú về ngôn ngữ của Tây Ban Nha?
Cách tốt nhất để hiểu vẻ đẹp ngôn ngữ của Tây Ban Nha là du lịch đến đất nước này và tự mình trải nghiệm! Nhưng đừng lo lắng, bạn không cần phải học trước tất cả các ngôn ngữ địa phương, bởi mặc dù Tây Ban Nha là quê hương của một loạt những ngôn ngữ địa phương tuyệt vời, bạn vẫn có thể đi khắp đất nước chỉ với tiếng Tây Ban Nha. Bạn còn chờ đợi điều gì nữa? Hãy bắt đầu với tiếng Tây Ban Nha ngay hôm nay!
————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: Babel Magazine
- Người dịch: Nguyễn Ánh Dương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Ánh Dương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=96154
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com