Biểu Cảm Khuôn Mặt – Nghệ Thuật Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ
☀️Sáu cảm xúc cơ bản trên khuôn mặt:
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng mỉm cười không chỉ khiến bạn trông vui vẻ mà còn khiến bạn cảm thấy hạnh phúc!
Chỉ cần thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt bằng cách mỉm cười, sẽ ra lệnh cho não bạn giải phóng endorphins – chất hoá học tạo cảm giác vui vẻ và cải thiện tâm trạng của bạn. Bất kể bạn đang trải qua hoàn cảnh nào trong cuộc sống, nếu bạn nở một nụ cười – dù là nụ cười giả tạo hay gượng gạo – thì kết quả vẫn giống như nụ cười chân thật. Mọi người đều thấy khi bạn cười trông bạn vui vẻ hơn, dễ gần hơn và dễ tính hơn.
Tương tự như vậy, cũng sẽ có những điểm bất lợi khi nét mặt bạn cau có. Sự cau có gửi tín hiệu đến não khiến tâm trạng của bạn ngay lập tức suy sụp. Khi bạn đang cảm thấy không hài lòng, nét mặt của bạn sẽ cho người khác biết ngay.
Nếu bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề với nhân viên dịch vụ khách hàng hoặc với những người quan trọng, thì việc cau mày trong khi nói sẽ có tác động tiêu cực đến người kia. Việc cau mày không chỉ khiến bạn chán nản và buồn bực mà còn khiến những người xung quanh cũng phải trải qua điều tương tự.
Hãy bắt đầu mỉm cười để nhận được thêm nhiều lợi ích nhé!
☀️Làm thế nào để sử dụng và làm tiết chế các biểu hiện trên khuôn mặt:
Trong xã hội ngày nay, việc hiểu và đáp ứng nhận thức của mỗi người là điều cần thiết hơn bao giờ hết, nếu không vì sự an toàn và an tâm – thì là cho chính sự tồn tại.
Các kỹ năng quan sát đã trở thành một thứ đương nhiên. Trẻ sơ sinh và trẻ em học chúng bằng cách quan sát người lớn, đặc biệt là cha mẹ của chúng, và sớm học được cách bắt chước mọi tâm trạng và biểu hiện của họ.
Ở đâu đó trong quá trình tiến hóa, chúng ta đã bỏ quên tầm quan trọng của việc quan sát và hòa hợp với sự giao tiếp phi ngôn ngữ của người khác.
Khi một người nổi tiếng đứng ra xét xử bất cứ khi nào đọc bản án, máy quay luôn hướng vào khuôn mặt của họ để xem phản ứng trên khuôn mặt, để tìm cách khai thác xem những biểu hiện đó cho thấy họ cảm thấy được phục hồi, tội lỗi, tức giận, hạnh phúc, v.v. hay không. Vào những thời điểm cực kỳ áp lực, bạn không thể giả mạo phản ứng của mình, do đó, những gì bạn cảm thấy sẽ chính xác là những gì được thể hiện trên khuôn mặt của bạn.
☀️Tầm quan trọng của giao tiếp bằng mắt:
Giao tiếp bằng mắt đem lại một lượng thông tin xã hội và biểu cảm quan trọng. Đôi mắt có thể biểu thị sự quan tâm, chú ý và sự gắn kết. Những người duy trì được sự giao tiếp bằng mắt được xem như là những người trung thực, hòa đồng, tự tin và đáng tin cậy hơn.
Khi bạn tạo được sự giao tiếp bằng mắt tốt, người khác sẽ hiểu rằng bạn đang thể hiện sự tôn trọng và bạn thể hiện điều này bằng cách tập trung sự chú ý đến người đó hoặc chủ đề đó.
Mọi người càng ngày chú tâm vào điện thoại, tivi, iPod, v.v. hơn là dành sự quan tâm cho nhau. Điều này thường được hiểu là “Tôi đang quan tâm đến thứ khác”. Để tránh kiểu giao tiếp phi ngôn từ này, tránh xa điện thoại hoặc những thứ gây xao nhãng khác và duy trì sự chú ý thông qua giao tiếp bằng mắt. Đây là cách tốt nhất để thiết lập và duy trì một mối quan hệ lành mạnh dưới bất kỳ hình thức nào.
Bên cạnh đó, việc thiếu giao tiếp bằng mắt có thể được hiểu là một sự thiếu tôn trọng, không quan tâm và đơn giản là một sự xúc phạm. Ai lại muốn ở bên một người khiến họ cảm thấy như thời gian mà họ bỏ ra để chia sẻ là không quan trọng?
☀️Ngay cả điện thoại thông minh của chúng ta cũng có biểu cảm khuôn mặt – Kỷ nguyên của biểu tượng cảm xúc
Ngày nay, phần lớn quá trình giao tiếp của chúng ta diễn ra qua các phương thức điện tử, chẳng hạn như email và tin nhắn văn bản. Cho dù là liên lạc qua thiết bị điện tử dưới bất kỳ định dạng nào, chúng ta vẫn có thể tìm được ký tự hay biểu tượng cảm xúc phù hợp để biểu lộ cảm xúc của mình.
Có ít nhất hơn 65 đặc điểm cho các biểu cảm khuôn mặt khác nhau trên thiết bị di động của bạn.
Các khuôn mặt như vui, buồn, bối rối, tức giận, cười hoặc khóc, lại được tạo dựng để sử dụng cho mọi tâm trạng! Trong thực tế, giờ bạn đã có thể tìm được biểu tượng cảm xúc hoàn hảo để truyền tải thông điệp của mình với mạch cảm xúc chân thật hoặc ngay cả với một bức tranh hoạt hình đơn giản như phim hoạt hình mà không cần sử dụng đến chữ viết.
☀️Trực tuyến và Trực tiếp
Vì giao tiếp trực tuyến (nói chuyện mà không có lợi ích gì từ việc nhìn vào mắt người mà bạn đang giao tiếp) được sử dụng như một hình thức giao tiếp chính ở phương diện như – cá nhân và / hoặc chuyên nghiệp – chúng ta chỉ có thể cố gắng để có thể hiểu những gì mà ta không thể rút ra từ ánh mắt.
Xã hội chúng ta đang phát triển đến mức hai người trong cùng một phòng thà nhắn tin qua lại trong đó còn hơn là nói chuyện trực tiếp với nhau; và do đó, quá trình giao tiếp này có nguy cơ biến mất hay không thậm chí phụ thuộc vào sự giao tiếp phi ngôn ngữ – về biểu tượng cảm xúc – phát triển đáng kể trở thành một nhân tố ghê gớm đã được thể hiện ở tầm quan trọng của nó; vì bằng các phương tiện (điện tử) như vậy, khả năng học cách tin tưởng thông qua các kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời đang dần bị mai một.
Cảm giác kết nối thực sự với nhau là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn có được. Nói chuyện trực tiếp và quan sát cảm xúc của đối phương thể hiện là hình thức lâu dài và hiệu quả nhất để kết nối và thiết lập một mối quan hệ tuyệt vời.
___________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower
- Người dịch: Hà Phương Anh
- Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hà Phương Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66670
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com