7 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Hiệu Quả
? Thương hiệu là gì?
Thương hiệu thể hiện các cách thiết lập hình ảnh nhận thức về một tổ chức, sản phẩm, dịch vụ hoặc con người. Đối với cả thương hiệu cá nhân và sản phẩm, mục tiêu sẽ tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm. Trong trường hợp này, chính bản thân bạn với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Quá trình tổng thể xây dựng thương hiệu cá nhân bao gồm việc xác định các đặc điểm tính cách và điểm mạnh của bạn với tư cách là một thương hiệu, cần chú trọng cá tính độc đáo của bạn so với các thương hiệu tương tự trên thị trường và tìm cách quản lý mọi khía cạnh của thương hiệu cá nhân của bạn.? Cách xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn
✅ 1. Tìm điều khiến bạn trở nên độc đáo
Khi bắt đầu xây dựng thương hiệu, bạn cần xác định điểm mạnh, kỹ năng và tài năng của mình: Bạn làm tốt những gì, Đam mê của bạn là gì. Niềm đam mê có thể thúc đẩy bạn kiên trì đối mặt với những thử thách. Những người có niềm đam mê sẽ truyền cảm hứng rất nhiều và được ngưỡng mộ. Ví dụ, bạn đam mê với các con số và sự chính xác. Bạn có thể cân nhắc xây dựng thương hiệu cá nhân của mình là một nhân viên kế toán xuất sắc.✅ 2. Thiết lập hướng đi rõ ràng
Hãy xây dựng thương hiệu của bạn một cách cụ thể bằng cách thiết lập tiếng nói riêng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Xác định những điều mà bạn đang sở hữu mà đối thủ cạnh tranh không có – những gì bạn có thể làm tốt hơn, hiệu quả hơn và làm nổi bật những điều đó là nền tảng để xây dựng một thương hiệu cá nhân thành công. Một phần của quá trình xác định hướng đi rõ ràng là nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh tiềm năng và so sánh một cách khách quan kết quả của họ với kết quả của bạn. Ví dụ: Bạn có thể phát hiện ra rằng bạn có cách thức độc đáo để hoàn thành nhiệm vụ liên quan tới các công việc điển hình từ các chuyên gia khác trong lĩnh vực của bạn.✅ 3. Xác định đối tượng thích hợp
Xác định mục tiêu đối tượng của bạn. Khi bạn đã phát hiện được mục tiêu đối tượng của mình là ai và bạn có thể làm gì cho họ, việc tạo chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ dễ dàng hơn. Bắt đầu bằng cách phân tích lĩnh vực chuyên môn cụ thể của bạn. Ví dụ, nếu bạn là một chuyên gia bất động sản chuyên cho thuê nhà ở, hãy tập trung vào đối tượng muốn thuê căn hộ chung cư, nhà ở và căn hộ tập thể.✅ 4. Xây dựng danh tiếng
Khi bạn đã xây dựng nền tảng thương hiệu của mình bằng cách xác định bản thân, mục tiêu và lĩnh vực theo đuổi, bạn có thể bắt đầu xây dựng danh tiếng và ra mắt khán giả. Mục đích là để thuyết phục những người quan tâm đến thương hiệu của bạn rằng các kỹ năng và lời nói của bạn là có chuyên môn vững vàng.
Xác định các nền tảng trực tuyến nơi bạn sẽ tìm thấy khách hàng tiềm năng và sau đó quảng bá thương hiệu của mình thông qua các bài đăng trên mạng xã hội. Mục đích của bạn là giúp mọi người dễ dàng tìm hiểu và liên hệ với bạn.
(Ví dụ: nếu bạn tìm thấy một nhóm truyền thông xã hội trực tuyến liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn có thể tích cực quảng bá kỹ năng hoặc dịch vụ của mình cho nhóm đó.)
Bước này thường liên quan đến việc tạo một trang web cho thương hiệu của bạn và xuất bản các bài đăng trên blog. Có một trang web riêng sẽ hỗ trợ tiếng nói thương hiệu của bạn và giúp mọi người dễ dàng tìm hiểu thêm về bạn và điều gì làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên độc đáo.
Xây dựng danh tiếng cũng bao gồm việc tích cực hoạt động trong cộng đồng nghề nghiệp của bạn và thiết lập danh tiếng bản thân bạn là người có hiểu biết và chính xác.
(Ví dụ: nếu lĩnh vực chuyên môn chính của bạn là kinh tế, bạn có thể xây dựng danh tiếng bằng cách tạo một blog mà ở đó bạn bày tỏ các ý tưởng liên quan đến kinh tế và chia sẻ chúng trong các nhóm truyền thông xã hội có liên quan.)
5. Mạng Internet
Tìm kiếm càng nhiều người, càng nhiều thương hiệu có liên quan càng tốt. Hãy liên hệ họ để cộng tác nhằm tiếp cận khán giả, tăng danh tiếng và sự tín nhiệm của họ.
Ví dụ: Nếu bạn phát hiện mọi người trong các nhóm truyền thông xã hội của mình có những điều tương tự nhưng thương hiệu lớn hơn bạn, bạn có thể liên hệ với họ và đề xuất các hợp tác khác nhau. Bạn sẽ cần phải nêu rõ lý do tại sao làm việc với bạn cũng sẽ mang lại lợi ích cho họ.
✅ 6. Phân tích sự cạnh tranh của bạn
Nghiên cứu sự cạnh tranh của bạn và xác định cơ hội phát triển của chính bạn phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn của bạn, nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể làm điều đó thông qua nghiên cứu trực tuyến. Ví dụ: nếu bạn là một chuyên gia tiếp thị trong ngành ô tô, bạn có thể phân tích sự cạnh tranh của mình bằng cách nghiên cứu các chiến dịch tiếp thị lớn do các nhà sản xuất ô tô khác thực hiện.
✅ 7. Tiếp nhận phản hồi
Hỏi bạn bè, gia đình và những người quen biết trong ngành để có phản hồi về mọi thứ từ phương pháp tiếp cận mạng xã hội, giao diện chuyên nghiệp của trang web và blog, giá trị của sản phẩm và dịch vụ của bạn. Sau đó, sử dụng những ý kiến phản hồi này để thay đổi chiến lược tiếp thị và tinh chỉnh tiếng nói thương hiệu của bạn.
Ví dụ: nếu bạn đăng ảnh sản phẩm mới trên mạng xã hội và nhận được nhiều phản hồi tích cực, bạn sẽ biết rằng mình đang tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình mọt cách đúng đắn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được nhiều câu hỏi từ những người không hiểu sản phẩm của mình, bạn sẽ biết mình cần phải đơn giản hóa hơn trong hoạt động tiếp thị của mình.
______________________________
- Theo: indeed
- Người dịch: Trần Thị Hà Anh
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Thị Hà Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=112409
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com