5 Cuộc Trò Chuyện Bạn Cần Có Với Chính Mình

Mọi người thường nói đùa về việc nói chuyện với chính mình, nhưng đó là một điều quan trọng cần làm. Không ai biết về bạn hoặc những điều bạn đã trải qua nhiều hơn bạn. Và không ai có nhiều quyền với cuộc sống của bạn hơn bạn. Đôi khi, tôi muốn chạy trốn khỏi bản thân, nhưng sự thật thì cũng chỉ có tôi có thể giúp bản thân vượt qua chính mình.

Trong khoảng sáu tháng qua, tôi đã có những cuộc trò chuyện đơn giản giống nhau với chính mình hàng ngày – đôi khi nhiều lần một ngày. Những cuộc trò chuyện nhỏ này giúp tôi đi đúng hướng trong quá trình vẽ lên bức tranh lớn của cuộc đời mình. Tôi muốn tiến về phía trước, tiến bộ, làm những gì khiến tôi hạnh phúc và tự hào. Năm cuộc trò chuyện này giúp tôi làm được điều đó. Vì con đường không phải lúc nào cũng thẳng và dễ đi. Đây là một ví dụ. Tôi đã nhận được một giấy phạt qua thư vào ngày hôm trước vì đã lái xe qua một con đường có thu phí. Đây là một con đường thu phí tương đối mới và tôi chưa bao giờ lái xe trên đó trước đây. Và đây là vấn đề: Không có trạm thu phí, không có biển báo và không có lựa chọn để xuống đường. Vì vậy, tôi đã lái xe cho đến cuối đường và đi ra khỏi đó. Một tháng sau, tôi nhận vé phạt gồm 2 đô la vì gây thiệt hại và phạt 50 đô la! Tôi tức giận! Tôi cảm thấy mình đã bị lừa và bị xử lý sai. Tôi bực bội về số tiền đó và cảm thấy thật bất công khi không có biển hiệu hay bảng chỉ dẫn. Vì vậy, tôi đã có năm cuộc trò chuyện với chính mình:

Những điều bạn cần nói với chính mình

❄1. Dừng lại. Chỉ dừng lại (Stop. Just stop)

Được rồi, đúng thật là nói thì dễ hơn làm. Nhưng tôi đã học được một số thủ thuật để hoàn thành công việc. Tôi cũng học được rằng mặc dù nói thì dễ hơn làm, nhưng điều quan trọng là phải nói ra được! Tôi cần phải nói với chỉnh mình phải dừng lại. Trên thực tế, tự nhủ mình dừng lại cho phép tôi bắt đầu dừng lại. Việc phát âm từ dừng làm gián đoạn suy nghĩ của tôi trong giây lát. Trong trường hợp này, tôi đã nói rằng hãy dừng lại thật to, nhắm mắt lại và hít thở 5 hơi thật chậm và thật sâu. Tôi không thực sự muốn, tôi muốn bùng nổ, nhưng từ những kinh nghiệm tôi biết rằng dừng lại sẽ tốt hơn.

❄2. Tự nói với bản thân mình đang mắc kẹt ở đâu (Tell myself where I’m stuck)

Khi xác định rằng tôi đang mắc kẹt trong cảm xúc của chính mình, trong trường hợp này là tức giận, bất công, mất mát và thất vọng, tôi có thể tách mình ra khỏi chúng.

Giải cứu bản thân đang mắc kẹt trong công việc nhàm chán - CareerBuilder.vn

Tôi đã cố tình sử dụng cụm từ “Tôi đang mắc kẹt với sự tức giận và thất vọng.” Thay vì tức giận, tôi lại mắc kẹt trong cảm xúc đó. Tôi biết khi tôi bị mắc kẹt, tôi cũng có thể gặp thất bại. Khi tôi tức giận, rất khó để không tức giận nữa. Có một cuộc trò chuyện giúp tôi có thể hiểu rằng tôi đang mắc kẹt trong cơn tức giận, đã giúp tôi sẵn sàng để bước tiếp.

❄3. Khám phá việc tôi thực sự tức giận về cái gì (Uncover what this is all about)

Đây có thể là một cuộc trò chuyện phức tạp. Tôi có một vé phạt. Nhận được một vé phạt không tự động dẫn đến tức giận. Tại sao tôi lại tức giận? Bên dưới đó là gì? Khi nhìn vào, tôi nhớ mình đã đi trên con đường đó khi biết đó là đường thu phí (có biển báo). Tôi đã có tiền lẻ trong xe và chuẩn bị thanh toán. Nhưng không có trạm thu phí. Không. Vì vậy, tôi giả định rằng tôi không phải trả phí trên đường. Tôi đã đi một vài lối ra. Tôi sẵn sàng trả tiền, nhưng không có cách nào để tôi làm như vậy. Bên dưới sự tức giận của tôi là cảm giác bị lừa.

❄4. Xem xét các khả năng khác (Consider other possibilities)

Đây cũng có thể là một cuộc trò chuyện khó khăn để có. Trong khi tôi đang bị mắc kẹt trong cơn tức giận và cảm thấy như mình bị lừa, tôi muốn hướng sự tức giận của mình vào sở giao thông vận tải (hoặc bất cứ nơi nào, thực sự). Nhưng tôi đã thuyết phục bản thân xem xét các khả năng khác. Chỉ vì tôi đang xem xét chúng không có nghĩa là tôi phải chấp nhận chúng. Với sự tự do đó, tôi nghĩ rằng có lẽ tôi đã lái xe qua một trạm thu phí. Tôi biết lý do đó không phù hợp. Tôi nghĩ rằng có thể họ có một cách khác để thanh toán mà tôi không biết. Tôi tìm tuyến đường trên mạng và thấy rằng họ sử dụng phương thức thu phí điện tử qua các thẻ EZ. Nếu bạn không có thẻ EZ (tôi không có), bạn sẽ nhận được hóa đơn cho số tiền phí cộng với phụ phí.

❄5. Được rồi. Gặp khó khăn cũng không sao đâu (Okay. It’s okay to get stuck)

Cuộc trò chuyện cuối cùng là tự nhủ rằng không sao – hãy có lòng trắc ẩn. Không sao cả khi bị mắc kẹt trong một cảm xúc. Tôi tức giận cũng không sao. Tôi cảm thấy bị lừa cũng không sao, mặc dù tôi không bị lừa. Tôi chỉ không biết. Bây giờ tôi biết. Tôi sẽ tránh tuyến đường đó, lấy thẻ EZ, hoặc ít nhất là đi vào đó để biết điều gì sẽ xảy ra. Lần này thì tôi không biết, và điều đó không sao. Thật dễ dàng để nhớ năm cuộc hội thoại này, bởi vì chữ cái đầu tiên của mỗi cuộc hội thoại (Stop, Tell, Uncover, Consider, OK) viết tắt của từ viết tắt S.T.U.C.K. (Câu thứ năm có một chút linh động với chữ K đến từ OK.) Cùng với nhau, những cuộc trò chuyện này là một phần của phương pháp The S.T.U.C.K. Kể từ khi học nó cách đây vài tháng, tôi đã sử dụng nó để trò chuyện với chính mình mỗi ngày. Và tôi thấy mình ngày càng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn khi luyện tập.

__________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: everydaypower.com
  • Người dịch: Vũ Thị Hoài Linh
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Vũ Thị Hoài Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=73659

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER